Gạo lứt huyết rồng và gạo lứt bình thường có gì khác nhau?

Ẩm thực3 tháng trước đăng Hannah
34 0

Gạo lứt huyết rồng và gạo lứt bình thường có gì khác nhau?

Các cách phân biệt gạo lứt và gạo huyết rồng đơn giản

Nguồn gốc

Gạo huyết rồng hay còn được biết đến với tên gọi gạo đỏ, là một loại lúa sạ thông thường được trồng chủ yếu ở các vùng nước ngập sâu. Đặc điểm đáng chú ý của loại gạo này là sức sống mạnh mẽ, giúp nó thích nghi với mọi điều kiện sinh sống.

Trong khi đó, gạo lứt là một loại gạo được chế biến từ các loại gạo thông thường khác, nhưng chỉ qua quá trình xay sơ nên vẫn giữ lại lớp vỏ cám bên ngoài.

Màu sắc

Phân biệt giữa gạo lứt và gạo huyết rồng thông qua màu sắc là phương pháp phổ biến và dễ dàng nhất, không đòi hỏi quá nhiều thời gian. Để phân biệt hai loại gạo này, bạn cần hiểu rõ về màu sắc của chúng.

Gạo lứt: Loại gạo này được chế biến từ các loại gạo thông thường, chỉ qua quá trình xay cơ bản nên vẫn giữ lại lớp vỏ cám bên ngoài hạt gạo. Do đó, gạo lứt có màu nâu, và khi bạn bẻ đôi hạt gạo, bạn sẽ nhìn thấy lõi màu trắng bên trong.

Gạo huyết rồng: Ngược lại với gạo lứt, gạo huyết rồng có màu đỏ bên trong hạt gạo do được xay từ một loại gạo có màu nâu đỏ, thường được trồng ở những vùng có điều kiện nước ngập sâu. Lớp vỏ bên ngoài hạt gạo huyết rồng cũng có màu đỏ nâu.

Gạo lứt huyết rồng và gạo lứt bình thường có gì khác nhau?

Độ dẻo

Mỗi loại gạo mang đến độ dẻo khác nhau, và sự lựa chọn giữa chúng phụ thuộc vào sở thích cá nhân.

Gạo lứt: Dù là gạo lứt nếp hay gạo lứt tẻ, độ dẻo của hạt gạo không thể so sánh với gạo thông thường. Khi ăn gạo lứt, ta sẽ cảm nhận được hạt gạo không mềm mại như bình thường. Gạo lứt thích hợp cho những người ưa thích cảm giác nhai lâu.

Gạo huyết rồng: Loại gạo này có hạt mẩy và khi nấu chín thành cơm, nó mang đến hương thơm đặc trưng và mùi ngậy. Đặc biệt, gạo huyết rồng có độ dẻo cao hơn so với gạo lứt. Khi ăn cơm nấu từ gạo huyết rồng, mỗi lần nhai sẽ tạo ra một hương vị bùi ngọt và ngậy béo. Hạt cơm mềm dẻo và dễ ăn và ngay cả khi để lâu thì cơm vẫn giữ được độ dẻo.

Gạo lứt huyết rồng và gạo lứt bình thường có gì khác nhau?

Giá trị dinh dưỡng

Gạo huyết rồng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng bao gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ, acid amin, và các loại vitamin như B1, B2, B5, B6, cùng các acid như paraaminobenzoic (PABA), Folic (vitamin M), phytic, và các khoáng chất như canxi, sắt, magie, selen, glutathione (GSH), kali, natri,..

Tương tự, gạo lứt cũng có hàm lượng dinh dưỡng phong phú, bao gồm chất béo, chất đạm, chất xơ, tinh bột, cùng với các vitamin và axit thiết yếu như canxi, magie, sắt, kali…

Chỉ số đường huyết

Theo nghiên cứu của Trung tâm Dinh dưỡng TP. Hồ Chí Minh, gạo huyết rồng có chỉ số đường huyết cao, đạt 75,1. Vì vậy, loại gạo này không phù hợp cho bệnh nhân đái tháo đường hoặc những người đang ăn kiêng.

Trong khi đó, gạo lứt có chỉ số đường huyết thuộc nhóm thấp hoặc trung bình nên sẽ phù hợp hơn cho nhóm người này.

Tác dụng

Gạo lứt đã được biết đến với vai trò chữa bệnh thông qua công thức gạo lứt muối mè. Việc ăn gạo lứt thường xuyên có thể hỗ trợ trong việc điều trị tiểu đường, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, phòng chống loãng xương và sỏi thận, cùng với việc điều hòa đường huyết. Ngoài ra, gạo lứt cũng có tác dụng đáng kể trong việc làm đẹp da và giảm cân.

Gạo huyết rồng có những lợi ích như giúp ngăn ngừa các vấn đề tim mạch, chống lại sự phát triển của ung thư, hỗ trợ phòng chống hen suyễn, ngăn ngừa loãng xương và tạo cảm giác no lâu, từ đó giúp giảm cân hiệu quả. Đặc biệt, gạo huyết rồng còn có khả năng đào thải chất độc khỏi cơ thể.

Gạo lứt huyết rồng và gạo lứt bình thường có gì khác nhau?

Đối tượng sử dụng

Gạo huyết rồng là một loại gạo có giá trị dinh dưỡng cao, phù hợp để xay thành bột cho trẻ ăn dặm hoặc nấu cháo kết hợp với thịt và rau củ. Nó cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng quan trọng, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Gạo huyết rồng cũng rất lợi cho phụ nữ mang bầu hoặc những người bị suy nhược cần bồi bổ cơ thể.

Gạo lứt chứa nhiều chất có khả năng hạn chế hấp thụ đường và kích thích cơ thể chuyển hóa insulin. Điều này làm giảm tình trạng tiểu đường và có lợi cho những người đang ăn kiêng hoặc gặp vấn đề béo phì.

Phân biệt gạo huyết rồng và gạo lứt huyết rồng

Người ta thường gặp hiểu lầm giữa gạo huyết rồng và gạo lứt huyết rồng. Mặc dù hai loại này có vẻ giống nhau bên ngoài nhưng chúng có các công dụng khác nhau:

Gạo huyết rồng chứa nhiều tinh bột, chất đạm, chất xơ, cùng với các vitamin, axit amin và khoáng chất quan trọng cho sức khỏe. Thường được sử dụng làm bột dinh dưỡng cho trẻ em và hỗ trợ phục hồi sức khỏe sau khi ốm. Gạo huyết rồng cũng có lợi trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch, ung thư và béo phì.

Gạo lứt huyết rồng phù hợp với mọi độ tuổi. Loại gạo này cung cấp nguồn dinh dưỡng phong phú cho người ăn chay, người cao tuổi, người mắc tiểu đường và ung thư. Hàm lượng Omega-3 cao trong gạo lứt huyết rồng giúp phòng chống ung thư và tăng cường chức năng miễn dịch.

Cách bảo quản gạo lứt huyết rồng đúng cách

Vì phần dinh dưỡng nằm hầu hết ở vỏ vì vậy để làm giảm tiêu hao phần dưỡng chất, ta hạn chế vo gạo nhiều lần. Ngâm nước ấm để gạo mềm hơn trước khi sơ chế rồi sử dụng chính nước đó để nấu chín gạo. Các biện pháp chà, xay xát cho lớp vỏ cám dễ tróc ra đều góp phần làm mất một hàm lượng dưỡng chất nhất định. Gần đây có phương pháp bảo quản là ủ khiến gạo lứt nảy mầm, cách này nếu không hiểu rõ càng khiến vi khuẩn có hại phát triển.

Gạo lứt huyết rồng và gạo lứt bình thường có gì khác nhau?

Cách sơ chế gạo huyết rồng

Vì gạo lứt huyết rồng chỉ xay xát qua nên vẫn còn lớp cám nên khá cứng và thời gian cần để gạo chín cũng lâu hơn nhiều gạo thường nếu không sơ chế đúng cách. Lấy một lượng gạo thích hợp, đầu tiên bạn nên ngâm gạo trong khoảng 5 – 6 tiếng sau đó vo gạo thật sạch từ 2 – 3 lần. Lúc này gạo nở ra, mềm hơn và điều này giúp lượng dinh dưỡng trong hạt được đánh thức. Tiếp theo, cho nước vào với tỷ lệ 2 : 1 (2 nước thì 1 gạo), có thể thêm một ít gia vị vào để đậm vị hơn. Cuối cùng, cho gạo vào nồi và nấu chín.

Sau khi gạo chín sẽ cho cơm khô, xốp nhưng rất thơm, ngậy béo. Và khi ta càng nhai lâu càng cảm nhận được vị ngọt, bùi – chính là đặc trưng của vùng Nam Bộ. Bạn có thể ăn kèm với muối vừng và cả đậu phộng mà vẫn giữ được hương vị thơm ngon, đậm đà khó quên.

Nếu muốn sử dụng gạo lứt huyết rồng thường xuyên thì cần phải tham khảo lời khuyên của bác sĩ vì chúng chứa nhiều đường, khiến đường huyết cao bất thường. Nếu không sử dụng một cách hợp lý, gạo lứt huyết rồng có thể dẫn đến bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch khác. Bạn có thể ăn kèm thêm nhiều rau để trung hòa lượng đường bên trong gạo.

  • Cháo, cơm huyết rồng: Là đặc sản của vùng Đồng Tháp, sau khi ngâm với nước sẽ được trộn cùng với hạt sen và bọc lá sen rồi hấp chín. Có thể ăn cùng với nhiều món khác nhau.
  • Ngũ cốc gạo huyết rồng: Hòa tan một gói ngũ cốc với 120 – 150ml nước rồi khuấy đều. Tuy nhiên cần lưu ý, không lạm dụng và cần phối hợp với chế độ vận động hợp lý; một tuần chỉ sử dụng từ 2 – 3 gói ngũ cốc; kết hợp sử dụng với nhiều loại rau củ hơn.
  • Bánh hay kẹo gạo lứt huyết rồng.
Gạo lứt huyết rồng và gạo lứt bình thường có gì khác nhau?

Mong rằng bài viết này của 4321.vn có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về gạo huyết rồng và có thêm một lựa chọn để chăm sóc cho gia đình mình bên cạnh các loại gạo trắng thông thường. Thêm một chút màu sắc vào mâm cơm, vừa bắt mắt mà lại bổ dưỡng, tại sao lại không bạn nhỉ?

Xem thêm: https://4321.vn/banh-quai-vac-la-gi-cach-lam-cac-loai-banh-quai-vac-thom-ngon

© Bản quyền tuyên bố

Bài liên quan

Chưa có bình luận

Chưa có bình luận...