Bông atiso là gì? Bạn đã sử dụng đúng cách chưa?

Ẩm thực3 tháng trước đăng Hannah
36 0
Bông atiso là gì? Bạn đã sử dụng đúng cách chưa?

Cây Atiso tươi không chỉ mang một vẻ ngoài độc đáo mà từ xưa đến nay chúng đã được mệnh danh là “thần dược” với rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Đây là loài hoa khá phổ biến ở Việt Nam, thường được trồng ở những vùng có không khí mát mẻ như Đà Lạt, Sapa, Hà Giang,… 4321.vn gợi ý cho bạn Atiso, thảo dược đắt giá dành cho mùa nắng nóng, vậy Atiso là gì? Công dụng và sử dụng nó ra sao ?

Cây Atiso trở nên phổ biến với món trà Atiso làm quà khi du lịch Đà Lạt và được nhiều người ưa chuộng để giải nhiệt trong mùa nắng nóng rất tốt . Tuy nhiên, lại ít ai hiểu được về nguồn gốc, công dụng và cách dùng Atiso sao cho đúng, bài viết sau đây giải thích những thắc mắc trên.

Atiso là gì?

Như đã được đề cập ban đầu, cây Atiso là một loại thảo dược có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, xuất hiện tại Việt Nam khi người Pháp đem loại cây này đến Việt Nam trồng . Là một loại cây thân thảo, khi trưởng thành có chiều cao khoảng 1- 2m, thân và lá có lông trắng, lá mọc so le như bông cúc, phiến khía sâu, có hoa màu tím nhạt, lá to dài.

Bông atiso là gì? Bạn đã sử dụng đúng cách chưa?

Loài bông này được trồng nhiều ở những vùng núi có khí hậu mát lạnh như Sapa, Đà Lạt và Tam Đảo. Cây Atiso có nhiều công dụng nhưng thường được dùng để ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, làm giảm cholesterol trong máu và cung cấp vitamin cho cơ thể.

Cây Atiso dùng được các bộ phận nào? Dùng làm gì ?

Theo trang Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, cây Atiso có giá trị trong y học từ thân, rễ đến hoa đều được ứng dụng và sử dụng như một loại thực phẩm để chế biến các món ăn bổ dưỡng, đặc biệt sử dụng phổ biến nhất là hai bộ phận hoa và lá của cây Atiso.

Hoa Atiso được thu hoạch khi chưa nở, thường từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau, thường cả bông Atiso gồm đế hoa dùng để ăn sống, chế biến nhiều món hầm, canh và làm trà.

Lá Atiso tươi có vị đắng, thường được thu hoạch trước tết âm 1 tháng hoặc có thể thu hái lá vào lúc cây sắp ra hoa hoặc đang có hoa, thường được phơi hay sấy khô làm trà Atiso, nấu cao lỏng, làm thuốc tiêm dưới da tĩnh mạch

Bông atiso là gì? Bạn đã sử dụng đúng cách chưa?

Rễ cây và thân của Atiso được bào chế bằng cách thái mỏng, phơi khô có tác dụng nhuận tràng lọc máu cho trẻ em.

Công dụng của cây atiso

Cây atiso được nhiều chị em phụ nữ yêu chuộng nhờ công dụng tốt cho sức khỏe, có thể kể đến một số công dụng nổi bật như sau:

1. Tốt cho các vấn đề về gan

Cây atiso tươi còn được sử dụng như các chất bổ dưỡng cho gan được áp dụng từ nhiều thế kỷ trước. Trong atisô có cynarin và silymarin, hai chất chống oxy hóa có khả năng cải thiện sức khỏe của gan bằng cách giảm độc tố và giúp loại bỏ chúng khỏi gan và cơ thể.

Một số nghiên cứu đã cho thấy những chất chống oxy hóa này có thể chủ động thúc đẩy tái phát triển và phục hồi các tế bào gan bị tổn thương. Vì vậy, atiso cũng là một “loại thuốc” giải rượu rất hiệu quả.

2. Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Atiso là thực phẩm giàu chất xơ, một trong những chất dinh dưỡng có lợi nhất trong việc cải thiện sức khỏe và chức năng tiêu hóa. Không chỉ giảm các triệu chứng táo bón, chất xơ có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến dạ dày và ruột.

Cây atiso có khả năng giảm lượng cholesterol trong máu, giúp tăng sự thèm ăn, hỗ trợ tiêu hóa và trị chứng khó tiêu ở dạ dày. Cụm hoa được dùng trong chế độ ăn kiêng của bệnh nhân đái tháo đường vì nó chỉ chứa lượng nhỏ tinh bột, còn phần lớn carbonhydate là inulin.

Một lợi ích khác của atiso là làm dịu túi mật và giải quyết vấn đề khi các cơ quan bị tắc nghẽn. Do đó, atiso cũng là một loại thực phẩm tốt giúp kích thích sản xuất và bài tiết dịch vị dạ dày, mật và giúp tiêu hóa dễ dàng.

Bông atiso là gì? Bạn đã sử dụng đúng cách chưa?

3. Chống oxy hóa và ngăn ngừa ung thư

Atiso có thể được xem là một trong những thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa cao nhất trong các loại rau. Trong hoa atiso có khả năng ngăn ngừa ung thư, làm chậm hoặc làm ngưng các ảnh hưởng của tế bào ung thư ở bệnh nhân.

Cây atiso còn cung cấp rất nhiều Vitamin C giúp phòng ngừa các bệnh lý như: viêm niêm mạc và xơ hóa,… đồng thời giảm nguy cơ ung thư vú.

4. Ngăn ngừa, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tim

Ngoài khả năng hạn chế sự phát triển của ung thư, hoa atiso cũng rất có ích cho sức khỏe tim mạch.

Một số thành phần trong atiso có thể làm giảm mức cholesterol xấu (LDL) và tăng mức cholesterol tốt (HDL hoặc axit béo omega-3) trong cơ thể. Vì vậy, atiso có thể cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn.

Theo một nghiên cứu một nghiên cứu trên 98 người đàn ông bị huyết áp cao cho thấy, tiêu thụ chiết xuất atiso hàng ngày trong 12 tuần liên tiếp có tác dụng làm giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương đáng kể.

5. Cải thiện chức năng của não

Sự thiếu hụt phốt pho trong tế bào não có thể gây suy giảm nghiêm trọng khả năng nhận thức. Đây cũng là một khoáng chất thiết yếu được tìm thấy trong thành phần hoa atiso, có tác dụng làm giãn mạch và cung cấp nhiều oxy cho não để cải thiện chức năng não cũng như nâng cao chức năng nhận thức.

Bông atiso là gì? Bạn đã sử dụng đúng cách chưa?

6. Cải thiện sức khỏe xương

Atiso là một trong những thực phẩm cung cấp rất nhiều Vitamin và khoáng chất trong đó có Magiê, Canxi, Phốt Pho và Mangan. Những khoáng chất này là thành phần thiết yếu giúp cải thiện sức khỏe và mật độ xương, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về xương.

7. Có ích cho phụ nữ mang thai

Atiso ngoài những công dụng trên, nó còn giúp nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh và phát triển bình thường. Nồng độ Axit Folic trong hoa atiso cao rất có ích cho phụ nữ mang thai, có thể ngăn ngừa các khiếm khuyết ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.

Cách sử dụng atiso tươi

Bạn có thể sử dụng hoaAtiso atiso tươi để chế biến các món như nấu trà, chế biến các món ăn (canh giò heo, canh sườn)… nhưng cũng cần đúng liều lượng để chúng phát huy hiệu quả một cách tốt nhất. Hoa atiso có ít hoặc không có tác dụng phụ, tuy nhiên bạn không nên quá lạm dụng. Đặc biệt, trong hoa atiso có

tác dụng lợi tiểu, giải biểu, nên có thể gây đi tiểu nhiều lần. Dưới đây là một số gợi ý của 4321.vn về cách sử dụng hoa atiso tươi:

Canh hoa Atiso giò heo

Bông atiso là gì? Bạn đã sử dụng đúng cách chưa?

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– 2 bông hoa atiso lớn (khoảng 300gr)

– 1 kg chân giò heo (nên chọn giò trước cho ngon)

– 1 củ cà rốt cắt khúc hoặc tỉa hoa tùy ý

– 1 quả bắp ngọt cắt khúc khoảng 5cm, chẻ đôi

– Nấm hương cắt bỏ chân

– Hạt sen, hành lá, ớt thái lát

– Gia vị: bột nêm, bột ngọt, tiêu, hành tím, tỏi

– 1 thau nước đá lạnh pha với nước cốt nửa trái chanh tươi, 1 nắm muối hạt

Cách làm

Bước 1: Sơ chế giò heo và nguyên liệu khác

Giò heo rửa sạch, chặt khúc vừa ăn, cho vào nồi luộc với chút muối. Khi nước sôi vớt giò heo ra, rửa sạch lại với nước lạnh. Ướp giò với 1 muỗng hành tỏi băm nhuyễn, 2 muỗng hạt nêm, 1 muỗng bột ngọt, 1/2 muỗng tiêu, 1 muỗng dầu ăn trong 15p cho giò ngấm đều gia vị.

Rửa sạch nấm hương, cà rốt, hạt sen, hành lá, ớt sau đó để ráo và thái miếng vừa ăn

Bước 2: Sơ chế hoa Atiso

– Cắt phần cuống hoa atiso, dùng dao tách bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài, sau đó thái cuống hoa thành lát xéo, thả vào thau đá chanh ngâm.

– Hoa atiso vặt bỏ bớt vài nhánh hoa gần cuống đi. Dùng dao cắt hoa làm 2 hoặc làm 4, bỏ phần nhuỵ bên trong để nước canh được trong và không bị đắng.

– Sau đó cho hoa atiso vào ngâm chanh đá để hoa không bị thâm đen. Bước này cần thực hiện nhanh.

– Ngâm atiso khoảng 15p rồi xả lại dưới vòi nước cho thật sạch, vớt ra rổ để ráo nước.

Bông atiso là gì? Bạn đã sử dụng đúng cách chưa?

Bước 3: Nấu canh

– Bắc nồi lên bếp, phi thơm 2 thìa dầu ăn với hành tỏi băm nhuyễn và một ít ớt bột để món canh hầm trở nên hấp dẫn hơn. Đổ vào nồi một lượng nước vừa đủ ngập các nguyên liệu trên.

– Cho giò heo vào nồi hầm rồi đun với lửa lớn đến khi nước hầm sôi, dùng thìa hớt bọt phía trên để nước hầm được trong, sau đó cho hoa Atiso, cà rốt, bắp ngọt, hạt sen, nấm hương vào hầm cùng. Nêm vào canh 1 thìa muối, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa bột ngọt

Chú ý: không nêm nước mắm vì sẽ làm cho canh có vị chua

– Vặn nhỏ lửa, cài đặt chế độ hầm trên bếp từ, hầm cho đến khi chân giò và các nguyên liệu chín mềm. Trong quá trình hầm canh thỉnh thoảng dùng thìa hớt bọt ra ngoài cho nước dùng ngon và ngọt hơn. Nêm nếm lại gia vị lần cuối cho vừa ăn, thêm vào hành lá băm nhỏ và 1/2 thìa tiêu vào nồi rồi tắt bếp thưởng thức.

Cách bảo quản bông atiso tươi

Cách bảo quản bông atiso tươi rất đơn giản:

– Cắt rời bông và cuống, dùng nilon bọc thực phẩm: cuốn kín cuống và bông rời, cho ngăn mát tủ lạnh, với cách này có thể để được 20-25 ngày

– Khi dùng: lấy từ tủ lạnh, rửa sạch và chế biến

– Cũng có thể rửa sạch, sơ chế rồi cho tủ lạnh, dùng dần cho đến hết!

>>Có thể bạn quan tâm:

https://4321.vn/nau-canh-cua-rau-day-muop-nhu-the-nao-cho-chuan-vi

© Bản quyền tuyên bố

Bài liên quan

Chưa có bình luận

Chưa có bình luận...