Cá tràu – một thứ “quốc bảo”!

Ẩm thực3 tháng trước cập nhật Hannah
44 0
Cá tràu - một thứ “quốc bảo”!

Cá tràu là cá gì

Cá tràu, có tên khác là cá đô (miền Bắc gọi: cá quả, cá chuối; miền Nam gọi cá lóc) là loài cá có mặt ở khắp đất nước, được phân bố khắp các ruộng đồng, sông hồ, đầm phá. Ở Quảng Trị, con cá tràu sống quanh năm trên các đồng ruộng, hồ ao nước ngọt. Cá tràu, tưởng như một loài cá thông dụng, bình thường, nhưng thực ra là một loài cá quý- một thứ quốc bảo. Nhà thơ Chế Lan Viên, một người con của Quảng Trị đã có bài thơ tứ tuyệt tuyệt hay viết về cá tràu: “Canh cá tràu mẹ thường hay nấu khế/ Khế trong vườn thêm một tí rau thơm/ Ừ, thế đó mà một đời xa cách mẹ/ Ba mươi năm trở lại nhà, nước mắt xuống mâm cơm!” (Canh cá tràu).

Thịt cá tràu là nguồn thực phẩm dân dã được rất nhiều người Việt yêu thích. Và không chỉ thơm ngon, các món ăn từ loài cá này còn tích hợp vô số dưỡng chất có lợi, đem đến nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe người dùng.

Cá tràu là phương ngữ chỉ dùng ở khu vực Bắc Trung Bộ. Trên thực tế, loài cá này được biết đến nhiều hơn với các tên gọi quen thuộc khác như: Cá chuối, cá lóc, cá quả,… Tại Việt Nam, cá quả sinh sống trên nhiều đồng ruộng, ao hồ và các con sông lớn nhỏ. Thịt của chúng rất thơm, ngọt, dễ tiêu hóa và được chế biến theo nhiều cách: Kho, nướng, chiên giòn, hầm cháo,…

Đặc điểm của cá tràu

Cá tràu - một thứ “quốc bảo”!

Cá tràu là đại diện của họ Channidae. Chúng có thân mình tròn trịa và thuôn dài như quả chuối nên còn được gọi tên là cá chuối. Đầu cá hơi bẹt so với thân, vảy tạo thành những đường vân nâu sậm xen lẫn khoang màu xám sáng. Phần lưng có sắc đen ánh nâu và chuyển dần sang màu trắng đục ở vùng bụng.

Cá sinh trưởng và phát triển cực thuận trong môi trường nước ngọt với độ sâu dao động từ 0 – 30m. Chúng sống tốt trong điều kiện thiếu oxy, hoạt động tập trung ở tầng nước giữa và thấp. Bạn có thể tìm thấy chúng ở mọi nơi nhưng thường gặp nhất là trong ao hồ nước đục và có nhiều rong cỏ.

Cá tràu có tác dụng gì?

Do có hàm lượng dưỡng chất cao và đa dạng, cá quả được biết đến với vai trò chủ yếu là thực phẩm. Và dưới đây là những tác dụng đã được ghi nhận của loài cá này:

Ngăn ngừa và giảm thiểu hiện tượng sưng tấy
Nhiều nghiên cứu cho thấy khi cơ thể thiếu hụt albumin, hiện tượng lắng đọng, kết tủa dịch tuần hoàn hoặc biến thể cấu trúc tế bào máu có thể xảy ra. Vấn đề sức khỏe này biểu hiện ra bên ngoài bằng dấu hiệu phù nề, sưng tấy và thường xuyên xuất hiện những vết bầm tím trên da.

Trong một diễn biến khác, thịt cá quả lại rất giàu albumin. Vậy nên nếu bạn đưa thực phẩm này vào thực đơn hằng tuần thì chẳng còn phải lo lắng về các nguy cơ vừa nhắc đến.

Hỗ trợ trao đổi chất
Albumin trong cá quả có khả năng hỗ trợ việc hấp thu vitamin tan trong chất béo như vitamin E, vitamin D, vitamin K,… Điều này sẽ giúp người sử dụng dung nạp dinh dưỡng tốt hơn và đảm bảo duy trì ổn định các hoạt động chuyển hóa vật chất trong cơ thể.

Giúp cân bằng chất lỏng trong cơ thể
Khả năng cân bằng chất lỏng của albumin trong cá lóc cũng được đánh giá rất cao. Khi cơ thể ở trạng thái mất nước, thành phần này sẽ kích hoạt con đường dẫn nước từ hệ tuần hoàn đến các tế bào. Ngược lại nếu cơ thể dư thừa chất lỏng, chúng sẽ đảm đương vai trò thu hồi chất lỏng từ tế bào vào máu sau đó đào thải ra bên ngoài qua con đường bài tiết.

Đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương
Các dưỡng chất trong cá tràu được chứng minh là có khả năng đẩy nhanh tiến trình làm lành tổn thương trên phạm vi mô và tế bào. Tác dụng này thể hiện thông qua 2 cơ chế đặc biệt. Một là kích thích sự tăng sinh, tái tạo tế bào mới. Hai là truyền tín hiệu đến hệ thống miễn dịch để cơ quan này điều động bạch cầu, chất tiết đến vị trí bị tổn thương.

Giúp xương khớp chắc khỏe
Canxi là một trong hai thành phần cầm trịch cấu thành nên xương. Trong khi đó cá quả lại rất giàu khoáng chất này. Điều đáng nói hơn nữa là albumin trong cá quả còn hỗ trợ việc hấp thụ vitamin D, thành phần có mối liên đới trực tiếp đến việc dung nạp canxi. Vậy nên nếu bạn thường xuyên “kết thân” với thực phẩm đang xét thì chắc chắn xương khớp sẽ ngày càng chắc khỏe.

Bổ huyết
Thiếu máu có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân nhưng thiếu sắt là nguyên nhân thường gặp nhất. Tuy nhiên, nếu trong khẩu phần ăn có thêm cá quả thì bạn chẳng cần phải lấn cấn về chuyện đó. Thịt cá quả có hàm lượng sắt cao ngất ngưỡng nên người sử dụng sẽ được bổ sung một lượng lớn vi chất này. Nhờ vậy mà quá trình tạo máu ở họ sẽ diễn ra thuận lợi, lượng hồng cầu trong máu luôn ở mức lý tưởng và da dẻ lúc nào cũng hồng hào, nhuận sắc.

Giúp trẻ nhanh lớn
Nếu cơ thể thiếu hụt albumin thì con đường dẫn truyền, phân phối chất dinh dưỡng đến các hệ cơ quan sẽ bị cản trở. Lúc này trẻ sẽ có dấu hiệu chậm lớn, thấp còi, trí não kém phát triển và thường xuyên ốm vặt.

Trong khi đó albumin lại là thành phần chiếm tỉ lệ lớn trong thịt cá quả. Thực tế cũng cho thấy những trẻ thường xuyên ăn cá quả có nồng độ hemoglobin trong máu cao hơn và thể trạng vượt trội hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Chính vì vậy, nếu bạn muốn bé con của mình hấp thụ dinh dưỡng tốt, phát triển toàn diện, thông minh nhanh nhạy và sở hữu cân trọng, chiều cao lý tưởng thì hãy cho bé làm quen dần với thực phẩm bổ dưỡng này.

Một số lưu ý khi sử dụng

Cá quả là món ăn vừa ngon, vừa bổ dưỡng nhưng bạn không nên sử dụng tùy tiện vì trong một số trường hợp, chúng có thể gây ra những phản ứng tiêu cực. Cụ thể như sau:

Loại cá này có hàm lượng protein cực cao nên chúng có thể gây áp lực lên những người mắc bệnh gan, thận hoặc thống phong (bệnh gút).

Những người dị ứng với cá cũng không nên làm bạn với thực phẩm này. Nếu sử dụng, chúng có thể gây mẩn ngứa, kích ứng da, tiêu chảy, đau bụng, thậm chí là suy hô hấp trên các cơ địa mẫn cảm.

Cá quả có tính mát nên với những ai thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa thì đây cũng không phải là lựa chọn phù hợp. Trong một số trường hợp bạn có thể ăn nhưng với số lượng hạn chế, chỉ khoảng 30 – 50g mỗi lần.

Cá tràu - một thứ “quốc bảo”!

Khi chế biến đảm bảo nấu chín kỹ vì cá sống trong môi trường nước nên không thể tránh khỏi việc nhiễm khuẩn hay ký sinh trùng.

Nếu chế biến cho trẻ nhỏ, bạn cần sơ chế cẩn thận vì cá có rất nhiều xương dăm. Tốt nhất là sau khi lách thịt, bạn nên xay nhuyễn để đảm bảo an toàn.

Để món ăn thêm phần hấp dẫn và không gây kích ứng lên cơ quan tiêu hóa, bạn hãy chế biến chúng cùng một số gia vị cay nóng như gừng, tiêu, riềng.

© Bản quyền tuyên bố

Bài liên quan

Chưa có bình luận

Chưa có bình luận...