Rau Nhíp – Rau Bép Đặc Sản Rừng Tây Nguyên

Ẩm thực5 tháng trước đăng Hannah
66 0

Rau Nhíp - Rau Bép Đặc Sản Rừng Tây Nguyên

Rau nhíp là rau gì?

Hiện nay, cây lá nhíp được trồng nhiều ở bắc Ấn Độ, Myanmar, Việt Nam, Indonesia và bán đảo Mã Lai ở độ cao 200 – 900m. Ở Việt Nam, rau nhíp phân bố ở một số tỉnh thuộc miền Trung, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ như: Quảng Nam, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bình Phước, Bình Thuận và Côn Đảo.

Cây rau nhíp là loài cây thân gỗ mảnh (thân trườn tiến hóa từ dây leo), kích thước từ nhỏ đến trung bình, thân cao từ 5 – 20m và có nhiều nhánh. Lá thuộc loại thường xanh, lá đơn mọc đối, không có lá kèm, mép lá nguyên, gân lá lông chim, dài 8 – 20cm và rộng 3 – 10cm; lúc mới mọc có màu đồng, khi trưởng thành có màu lục sẫm và bóng mặt, có mũi nhọn ở chóp, thon dẹp dần ở gốc, gân lá 5-7 cặp dính nhau; lá có hình dạng, kích thước gần giống với lá chôm chôm, lá nhãn. Hoa có cấu tạo hoa nguyên thủy dạng nón, đơn tính khác gốc. Quả giống như quả hạch, hình bầu dục, dài 2 – 5cm, có mũi ngắn, lấm tấm lông như nhung, lúc non màu vàng, rồi chuyển dần sang màu đỏ, tới tía khi chín, chỉ có một hạt trong mỗi quả.

Rau Nhíp - Rau Bép Đặc Sản Rừng Tây Nguyên

Với đặc tính thơm ngon, dẻo bùi, giàu chất dinh dưỡng, trong những năm tháng cách mạng kháng chiến, rau nhíp luôn là loại thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của bộ đội đóng quân tại rừng sâu. Theo các nhà nghiên cứu, lá nhíp giàu protein, chất khoáng, vitamin A và vitamin C. Hàm lượng đường trong lá nhíp đạt 0,93%, do vậy khi nấu canh có vị ngọt, đồng thời với hàm lượng đường khử 0,88% giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ nguồn năng lượng này một cách nhanh chóng.

>>Xem thêm:

https://4321.vn/cac-mon-an-ngon-tuyet-voi-rau-hung-cho-tuoi

https://4321.vn/bat-ngo-voi-tac-dung-cua-rau-ngo-om

Cách chế biến rau nhíp

Khi nấu chín, lá có vị dẻo, ngọt và bùi. Không chỉ thơm ngon, lá nhíp còn cung cấp nhiều năng lượng, giúp phục hồi sức khoẻ. Ngoài dùng để nấu canh thụt, rau nhíp còn được các quán ăn, nhà hàng biến chế thành nhiều món ăn hấp dẫn như: lá nhíp xào với thịt bò, lòng gà, nấu lẩu, nấu canh với cá, tôm…

Để chế biến món ăn này, rau nhíp nhặt bỏ những lá sâu, rửa sạch, để ráo, vò sơ. Tỏi củ bóc vỏ, bằm sơ, sau đó xào với dầu nóng, rồi cho rau nhíp vào đảo nhanh tay rồi cho thịt bò đã được xào sẵn vào rồi rắc tiêu thơm nức. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được cả hương vị của núi rừng cứ thấm đẫm nơi đầu lưỡi.

Từ lâu, bà con người dân tộc thiểu số Tây Nguyên coi lá bép là cây rau, cây thuốc. Với người Kinh, đây là một loại rau siêu sạch vì cây mọc tự nhiên trong rừng, cho đọt và lá quanh năm mà không cần sử dụng bất cứ loại thuốc bảo vệ thực vật nào.

Lá nhíp dài, màu xanh nhạt, lúc còn non màu đỏ hồng, vị ngọt, khi nấu chín có mùi vị đặc trưng. Từ loại lá này, người ta có thể chế biến nên muôn vàn những món ăn hấp dẫn, dù là nấu canh, xào với lòng gà hoặc tôm tép đều ngon.

Các món ngon từ rau nhíp

Canh cua rau nhíp

Rau Nhíp - Rau Bép Đặc Sản Rừng Tây Nguyên

Thời chiến, chỉ với một nắm lá nhíp tươi non rửa sạch, xắt nhỏ cho vào nồi nước sôi, thêm chút muối, vậy là đã thành món canh thanh tao, mát lành của người lính Trường Sơn. Nhiều người tò mò muốn thử món ăn này chỉ để trải nghiệm hoặc nhớ về một thời chiến đấu bên chốn rừng thiêng nước độc.

Ngày nay, món lá nhíp nấu cùng cua đá đã trở thành một món ăn không thể bỏ qua khi đến Tây Nguyên. Không hề kém canh cua rau đay mồng tơi của đồng bằng, món ăn này lưu lại trong lòng thực khách bởi vị nước ngọt, đậm đà, bổ dưỡng, lại thanh mát và thơm mùi rừng khó quên.

Rau nhíp xào thịt bò và trứng gà non

Rau Nhíp - Rau Bép Đặc Sản Rừng Tây Nguyên

Món lá nhíp xào rất thơm ngon và để lại ấn tượng khó phai trong lòng người thưởng thức. Phi thơm dầu phộng với hành băm, cho lá nhíp (đã rửa sạch, cắt nhỏ) vào đảo đều cho chín. Sau đó cho thịt, trứng gà vào xào chung, thêm gia vị cho đến khi bốc mùi thơm lựng.

Tùy vào khẩu vị của mỗi người mà có thể thêm một ít ớt tươi cắt lát và tiêu bột để món rau xào thêm vị cay và ấm nóng.

Lẩu Rau nhíp

Rau Nhíp - Rau Bép Đặc Sản Rừng Tây Nguyên

Ở các hàng quán, món canh lá nhíp có thể biến tấu thành món lẩu với tôm, thịt hoặc mực và cua đồng. Món ăn này khiến thực khách thích thú bởi hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được, vừa thơm ngon lại vừa ngọt ngào.

Chỉ là loại rau rừng mộc mạc, không phải sơn hào hải vị nhưng ai thưởng thức qua một lần sẽ nhớ mãi hương vị độc đáo của đại ngàn. Không chỉ là món ăn độc đáo mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho con người Tây Nguyên, lá nhíp còn là vị thuốc có tác dụng bồi dưỡng cơ thể rất tốt. Lá nhíp giàu đạm, acid amin và khoáng chất rất có lợi cho sức khỏe.

 

© Bản quyền tuyên bố

Bài liên quan

Chưa có bình luận

Chưa có bình luận...