Kèo nèo – món rau đặc sản của miền Tây sông nước

Ẩm thực6 tháng trước đăng Hannah
74 0

Kèo nèo - món rau đặc sản của miền Tây sông nước

Kèo nèo là gì?

Kèo nèo hay còn gọi nê thảo, tai tượng, cù nèo, ba khía là một loài thực vật thuộc họ Kèo nèo. Đây là loại cây ngoại lai mọc hoang dại nhiều ở khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nó là loài bản địa mọc ở Mexico, Trung Mĩ, Nam Mĩ, Cuba, Haiti và Cộng hòa Dominaca. Kèo nèo có hình dáng hơi giống với cây lục bình, sống bám cố định vào bùn đất chứ không trôi giạt trên sông nước, với gốc rễ bám dưới bùn đất, cành ngọn vươn lên mặt nước. Về mùa nước nổi, kèo nèo bám đất, nước dâng đến đâu vươn ngọn đến đấy. Loài này có một sức sống mãnh liệt.

 

Đặc điểm của cây kèo nèo

Kèo nèo - món rau đặc sản của miền Tây sông nước

Thân mọc ngầm, rễ dày và ngắn, mang nhiều chồi để mọc cây mới. Bẹ lá ở trên mặt đất tạo thành thân giả. Cây trưởng thành cao khoảng 45-60cm và độ sâu tối đa là 15cm. Rễ chùm, mọc ở đất bùn mềm. Cây sống ở đầm lầy, vùng nước nông, đọng nước, độ sâu tối đa 15cm. Nếu trồng kèo nèo trong chậu thì đất phải có nhiều mùn. Lá mọc thẳng, mọc đối, không nổi trên bề mặt nước, thường cao hơn cán hoa.

Lá có hình bầu dục, phiến tròn (5-30 x 4-25 cm), màu xanh tươi, gân chính cong. Cuống lá có bẹ dài (dài 10-75cm), xốp (chứa không khí), mặt cắt ngang có 3 khía hình tam giác.

Phiến lá kèo nèo có hình dạng thay đổi. Hình mác đến hình elip thuôn dài hoặc hình bầu dục rộng. Đỉnh lá nhọn, ở ngọn mỏng hơn, mép lá hơi cong, mép lá gợn sóng. Có 4 – 6 đôi gân dọc gần như song song và tụ lại theo hướng ngọn. Một dãy gân ngang song song và vuông góc với gân dọc và gân chính ở giữa tạo thành mạng lưới mảnh.

Cụm hoa dạng tán, hoa có cuống dài, màu vàng tươi với 1 – 4 cụm hoa ở cuống. Mỗi chùm hoa có từ 2-12 hoa trong tổng bao là lá bắc. Cuống hoa nhỏ, kéo dài, có mặt cắt hình tam giác ở đỉnh. Mỗi hoa có 3 cánh hoa màu vàng nhạt đến vàng tươi, hình bầu dục rộng hoặc tròn, mang 15-20 nhụy (dài 1,2 cm) và nhiều noãn. Quả nhỏ (đường kính 1,5 – 2cm), có đài hoa bao phủ. Nó sinh sản, phát tán bằng hạt và phát triển quần thể bằng sinh sản vô tính.

 

Công dụng của cây kèo nèo

Theo y học dân gian, kèo nèo có vị ngọt và tính mát. Tác dụng hạ nhiệt, nhuận tràng, lợi tiểu, tiêu viêm. Kinh nghiệm dân gian thường dùng kèo nèo chữa viêm đường tiết niệu, nam giới di tinh, mộng tinh, khí hư của nữ giới có màu trắng đục. Rau kèo nèo là một loại rau có tính mát, chữa các chứng nhiễm trùng tiểu, tiểu khó, tiểu buốt và các chứng liên quan đến thấp nhiệt.

Kèo nèo - món rau đặc sản của miền Tây sông nước

Theo y học hiện đại, giá trị dinh dưỡng của kèo nèo tương đương với cây dọc mùng. Không những thế, nó cũng là một loại rau trong bữa ăn hàng ngày của người dân Nam Bộ. Nhưng được ưa dùng: Làm rau sống, luộc, xào, bóp gỏi, nấu canh chua, nấu lẩu, muối chua.

 

Tác dụng chữa bệnh của cây kèo nèo

  • Chữa viêm đường tiết niệu: kèo nèo kết hợp lá mã đề, mỗi vị 50g sắc uống ngày vài lần.
  • Chữa di mộng tinh: Mỗi lần dùng 50- 100g cây kèo nèo tươi sắc nước uống.
  • Phụ nữ nóng trong, ra nhiều khí hư: 50g kèo nèo tươi 50g, 20g lá trinh nữ hoàng cung 20g, sắc nước uống nhiều lần trong ngày.
  • Chữa sỏi thận tiết niệu: 100g bẹ kèo nèo non, 50g rau ngổ, 100g rau đắng. Sắc hỗn hợp này thành nước rồi uống. Hoặc làm rau nấu lẩu cá kèo ăn cũng ngon
  • Kinh nghiệm dân gian dùng kèo nèo là vị thuốc chữa đau lưng, mát gan, nhức mỏi, lợi tiểu

 

Kèo Nèo làm nên những món ăn ngon

Cây kèo nèo được coi là một loại rau dân dã, đã trở thành một nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực miền Tây Nam Bộ.

Kèo nèo - món rau đặc sản của miền Tây sông nước
  • Làm rau sống: Bẹ và lá non được dùng làm rau sống. Đặc biệt là phải ăn với nước mắm kho.
  • Làm rau xào: Bẹ và lá non được dùng để làm món rau xào.
  • Món rau luộc: Bẹ và lá non của cá bống tượng được dùng để làm món rau luộc.
  • Dùng để nấu canh chua, nhúng lẩu: Bẹ kèo nèo non dùng để nấu canh chua, nhúng lẩu. Kèo nèo thường xuất hiện trong các món lẩu của người dân Nam Bộ. Dù có nhiều loại rau ăn lẩu như cà tím, hoa súng, rau đắng, rau muống… nhưng nếu không có kèo nèo thì mất ngon. Ăn với cá kèo, món lẩu mắm càng đậm đà và đặc sắc.
  • Dùng để muối dưa: Bẹ kèo nèo non được dùng để muối dưa riêng hoặc với các loại rau khác.

Hi vọng qua bài viết bạn có thêm một lượng kiến thức về cây Kèo Nèo. Đồng thời nắm bắt được công dụng hữu ích của nó đối với sức khỏe gia đình.

 

© Bản quyền tuyên bố

Bài liên quan

Chưa có bình luận

Chưa có bình luận...