Cửa ngõ đồng thời là cầu nối kết nối vùng Tây Nguyên với đồng bằng sông Cửu Long và Campuchia-Bình Phước

Du lịch3 tuần trước đăng emma
16 0

Bình Phước là cửa ngõ đồng thời là cầu nối kết nối vùng Tây Nguyên với đồng bằng sông Cửu Long và Campuchia. Đây là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ, phía đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông, phía tây giáp Tây Ninh, phía nam giáp Bình Dương và Đồng Nai, phía bắc và tây bắc giáp Campuchia.
Khí hậu Bình Phước được chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 tới tháng 4 năm sau. Bình Phước đẹp nhất vào xuân, từ khoảng cuối tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Lúc này, trời nắng rực rỡ, rừng cao su chuyển màu vàng cam. Đan xen giữa màu vàng của rừng cao su là những vườn điều rực rỡ sắc màu. Sang tháng 3 đầu tháng 4, hoa cà phê bắt đầu nở trắng.

Chơi đâu

Vườn quốc gia Bù Gia Mập

Được biết đến là một trong những vườn quốc gia nổi tiếng tại Việt Nam nhờ hệ sinh thái thiên nhiên, động thực vật đa dạng góp phần tạo nên cảnh vật ấn tượng. Vườn quốc gia Bù Gia Mập hiện là điểm tham quan du lịch nổi tiếng được nhiều người lựa chọn ghé thăm khi đến với huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.
Mặc dù đã có nhiều năm được thành lập, nhưng đến năm 2002 nơi đây mới được chính thức chuyển hạng từ khu bảo tồn sang vườn quốc gia. Với diện tích tổng là 25.601,18 ha và được chia thành nhiều khu vực bảo tồn nhiều loại thực vật quý hiếm, trực tiếp ảnh hưởng đến quy trình nghiên cứu gen của nhiều loài cây quý. Đặc biệt, khả năng che phủ rừng đạt đến 90% tạo môi trường sinh sống cho nhiều loại động vật.
Không những có vai trò bảo tồn, đây còn là vườn quốc gia góp phần lớn trong việc phòng hộ, điều tiết nguồn nước cho hồ thủy điện, thủy lợi. Du khách khi vườn quốc gia Bù Gia Mập sẽ được ngắm nhìn quang cảnh thiên nhiên gần gũi, chiêm ngưỡng vẻ đẹp xanh mát và khám phá về nhiều loài động thực vật quý, tham gia các hoạt động thú vị.

Núi Bà Rá

Là 1 trong 3 ngọn núi cao nhất miền Đông Nam Bộ, Núi Bà Rá Thác Mơ Bình Phước nằm ở độ cao 723m so với mực nước biển cùng địa hình hiểm trở đã từng là nơi ghi dấu nhiều chiến tích anh dũng, kiên cường và biết bao giai thoại gắn liền với các sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc.
Tại Núi Bà Rá Thác Mơ Bình Phước còn có dòng sông Bé, Thác Mẹ, thủy điện Thác Mơ cùng rừng cây với hệ thực vật đa dạng, phong phú. Đến với nơi đây, bạn chắc chắn sẽ được chiêm ngưỡng bức tranh phong cảnh đẹp đến đắm say lòng người.

Cửa ngõ đồng thời là cầu nối kết nối vùng Tây Nguyên với đồng bằng sông Cửu Long và Campuchia-Bình Phước

Rừng cao su

Rừng Cao Su Bù Đăng là một khu rừng cao su lớn tại huyện thuộc Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Với vị trí tọa lạc ngay ở phía Đông Nam của đất nước, đây là một trong những vùng chuyên trồng cao su quan trọng nhất của VN.
Bên cạnh giá trị kinh tế, thì rừng cao su còn mang cho mình giá trị vô cùng to lớn về du lịch. Tại đây là một điểm đến hấp dẫn cho du khách yêu thiên nhiên và muốn khám phá cuộc sống trong rừng. Khi bước vào khu rừng này, du khách sẽ được mê mải ngắm nhìn hàng trăm, hàng nghìn cây cao su xanh mướt vươn cao trải dọc. Đây là một khung cảnh được ví như một bức tranh sơn mài thiên nhiên hùng vĩ.
Thời gian gần đây rừng cao su đang trở thành một địa điểm thu hút nhiều du khách du lịch ghé ngắm cảnh, chụp hình check in hay tổ chức cắm trại vào dịp cuối tuần. Nếu có dịp ghé vào mùa cao su thay lá, bạn sẽ ngỡ mình lạc vào Hàn Quốc ngay giữa lòng Bình Phước.

Cửa ngõ đồng thời là cầu nối kết nối vùng Tây Nguyên với đồng bằng sông Cửu Long và Campuchia-Bình Phước

Sóc Bom Bo

Để gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị đặc biệt của đồng bào dân tộc S’tiêng và giá trị lịch sử, năm 2011, khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng được đầu tư xây dựng trên diện tích khoảng 113,4 ha, với kinh phí hơn 200 tỷ đồng.
Cùng với những giá trị văn hóa, lịch sử, khu bảo tồn trở thành điểm du lịch nổi tiếng, với nhiều trải nghiệm thú vị như tham quan di tích lịch sử, thưởng thức ẩm thực truyền thống của đồng bào S’tiêng; hòa vào tiếng cồng chiêng, điệu múa, lời ca từ các cô gái S’tiêng…

Lâm viên Mỹ Lệ

Với diện tích khoảng 50 ha, lâm viên Mỹ Lệ (xã Long Hưng, huyện Phú Riềng) có không gian giao thoa giữa núi đồi và ao hồ, thuận lợi về đường giao thông khi chỉ cách thành phố Đồng Xoài khoảng 30 km. Đến đây, bạn sẽ được trải nghiệm thực tế ở các vườn cây ăn trái, đồi chè ôlong. Đặc biệt, vào mùa thu hoạch, bạn có thể tận tay hái chôm chôm, bưởi, măng cụt… Du khách sẽ được đi tàu điện để thưởng lãm khung cảnh đồi chè hay đạp xe, đi xe trâu và thưởng thức quả ngọt, ngắm vườn bánh thú với nhiều chủng loại.

Các thác nước

Thác Voi là nằm trong quần thể sinh thái trảng cỏ Bù Lạch. Theo người dân sinh sống lâu năm, trước đây khu vực này có nhiều voi chết, xương chất đầy tạo thành những ngọn đồi nên có tên gọi thác Voi. Với độ cao khoảng 15 m, thác được ví như nàng tiên xõa mái tóc dài. Đường đến thác Voi khá nhỏ, gập ghềnh, theo những ngọn đồi. Tuy nhiên, sau khi đến thác bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thơ mộng và lãng mạn.
Thác Đắk Mai là một trong những điểm tham quan còn khá hoang sơ, tại Bù Gia Mập, liền với Vườn quốc gia. Thác có chiều rộng khoảng 50 m và chiều cao 12 m. Để đến thác này, bạn phải vượt qua những đoạn đường đồi dốc . Trên mặt nước là một lớp đá có hình thù và kích thước không đồng nhất, khá bằng phẳng bởi sức nước của dòng thác bào mòn. Khi bước trên đá cảm giác phải dò từng bước.
Thác Đứng được thiên nhiên ban tặng những nét kiến tạo độc đáo và được coi là một trong những con thác đẹp nhất tỉnh. Thác có độ cao chừng 5-6m, rộng khoảng 10 m nhưng lại có một dòng chảy nhanh, mạnh xuống những phiến đá, tung bọt trắng xóa. Dưới thác có nhiều tảng đá lớn và hai bên bờ là những thảm cỏ, tán cây. Những tảng đá này còn được xếp nối tiếp nhau tạo thành một đường đi cho du khách có thể qua lại hai bên bờ vào những ngày mưa nước chảy nhẹ.

Ăn uống

Thịt lợn thả rông

Đây là đặc sản của sóc Bom Bo (huyện Bù Đăng). Đây là loại lợn được nuôi thả, không dùng thức ăn chế biến nên thịt hầu như không có mỡ, ngọt và dai, thường được người dân S’tiêng nuôi. Thịt có thể chế biến làm nhiều món như nướng, giả cầy, hấp. Thịt lợn nướng ăn kèm với chuối chát, rau sống, nhất là rau rừng.

Gỏi hạt điều

Một món ăn mà khi đến Bình Phước nhất định phải thử đó là món gỏi hạt điều. Hạt điều thay thế cho đậu phộng (lạc) kết hợp với thịt ba chỉ, tôm sú và rau thơm đã tạo nên một dĩa gỏi có cân bằng về hương vị, thơm ngon và mát.

Cửa ngõ đồng thời là cầu nối kết nối vùng Tây Nguyên với đồng bằng sông Cửu Long và Campuchia-Bình Phước

Cơm lam

Đây là món ăn phổ biến của đa phần người dân tộc đang sống tại Bình Phước. Gạo (tẻ hay nếp) được bỏ trong ống tre, nứa hoặc lồ ô trộn với các loại đậu để tăng mùi vị. Ống tre được chọn để nấu không quá non cũng không quá già. Sau khi nướng chín cơm, để nguội, du khách tước bớt lớp vỏ để vẫn giữ được lớp “áo tre”. Khi dùng, chỉ cần cắt thành những khúc nhỏ, chấm cùng muối lạc, muối vừng. Cơm lam có vị ngọt tự nhiên của gạo quyện với mùi thơm của tre nứa.

Bún cá đọt mây

Đây là món ăn thể hiện sự tổng hòa của nhiều hương vị từ thiên nhiên nhưng nổi bật lên là chút đắng của đọt mây rừng. Đặc biệt, khi dùng, thực khách phải kèm với rau nhíp và bắp cải, thêm chút ớt xanh xiêm hòa quyện với vị béo của cá lăng, vị bùi của rau nhíp, bắp cải tươi giòn giảm độ ngấy.

© Bản quyền tuyên bố

Bài liên quan

Chưa có bình luận

Chưa có bình luận...