Khám phá Làng Tranh Đông Hồ-Tìm hiểu về nghệ thuật truyền thống của người Việt Nam

Du lịch2 tháng trước đăng emma
30 0

Tranh dân gian Đông Hồ hay còn được biết đến là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ là một trong những nét nghệ thuật truyền thống nổi tiếng nhất của Việt Nam. Xuất phát từ làng Đông Hồ, Bắc Ninh, tranh Đông Hồ nổi tiếng với sự độc đáo và tinh xảo của từng nét vẽ để từ đó trở thành niềm tự hào của người dân ta.
Làng tranh Đông Hồ nằm bên bờ sông Đuống, thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm thành phố Bắc Ninh khoảng 16km. Địa điểm này còn được biết đến với tên là làng tranh Đông Hồ Hà Nội do chỉ cách Hà Nội khoảng 35km. Ngày nay, làng tranh Đông Hồ vừa là nơi sản xuất tranh nghệ thuật đặc sắc vừa là điểm du lịch thu hút nhiều khách đến thưởng thức và khám phá.
Làng tranh Đông Hồ đã trải qua hơn 400 năm lịch sử, với hơn 17 dòng họ theo nghề khắc tranh gỗ truyền thống. Nghệ nhân khắc tranh Đông Hồ luôn được đánh giá cao về trình độ và tay nghề điêu luyện. Với ấn tượng về sự lâu dài và tài năng của người làm tranh, người ta thường ghé thăm để trải nghiệm không khí truyền thống và văn hóa tại làng tranh Đông Hồ.
Ngày nay, mặc dù làng Đông Hồ đã thu hẹp về quy mô với hơn 220 hộ dân nhưng nơi đây vẫn là một địa điểm lưu giữ bản sắc làm tranh Đông Hồ cổ truyền độc đáo nhất Việt Nam.

Khám phá Làng Tranh Đông Hồ-Tìm hiểu về nghệ thuật truyền thống của người Việt Nam

Lịch sử làng tranh Đông Hồ

Ghé thăm nơi đây, khách du lịch sẽ được các nghệ nhân giới thiệu về lịch sử làng tranh Đông Hồ. Bắt đầu từ thế kỷ 17 ở làng Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, đến nay, nghề làm tranh tại đây đã có tuổi đời hơn 400 năm.
Theo ghi chép của lịch sử, khoảng năm 1945, làng Đông Hồ có 17 dòng họ, tất cả các dòng họ này đều làm tranh. Trải qua thăng trầm của lịch sử, hiện làng Đông Hồ còn 2 gia đình theo nghề làm tranh là gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và Nguyễn Hữu Sam.

Tranh Đông Hồ là gì?

Tranh Đông Hồ, hoặc tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một hình thức nghệ thuật truyền thống độc đáo của Việt Nam. Xuất phát từ làng Đông Hồ ở tỉnh Bắc Ninh, dòng tranh này đã tồn tại qua nhiều thế kỷ và trở thành một phần quan trọng của di sản văn hóa của quốc gia.
Những bức tranh Đông Hồ thường được tạo ra thủ công, với màu sắc tươi sáng và chất liệu tự nhiên. Khác với các dòng tranh khác, tranh Đông Hồ được tạo ra bằng cách in khuôn hình lên mặt giấy chứ không phải vẽ. Đề tài của dòng tranh này thường tập trung vào các cảnh làng quê, truyền thống và con người với ý nghĩa nhân văn và giáo dục.

Khám phá Làng Tranh Đông Hồ-Tìm hiểu về nghệ thuật truyền thống của người Việt Nam

Trải nghiệm gì tại làng tranh Đông Hồ?

Tham quan làng tranh Đông Hồ

Tranh Đông Hồ được yêu thích bởi sự mộc mạc, đơn giản với những đề tài quen thuộc và hình ảnh làng quê, cuộc sống bình dị của người Việt. Tranh Đông Hồ đặc biệt không chỉ với vẻ đẹp của nó mà còn bởi chất liệu làm nên tranh.
Khi đến với làng tranh, du khách có cơ hội quan sát những đôi tay khéo léo, tỉ mẩn của những nghệ nhân làm nên những bức tranh vô cùng ý nghĩa và chất lượng.
Bạn còn được tận mắt quan sát cách làm ra những nguyên liệu của tranh đông hồ như giấy dó, màu sắc vẽ tranh từ những vật liệu thiên nhiên.

Khám phá quy trình làm tranh Đông Hồ

Khi đến với làng tranh ngoài việc ngắm nhìn những bức tranh đẹp thì du khách còn có thể được xem quy trình làm nên một bức tranh đông hồ từ tay người thợ như sau:
Bước 1: Chuẩn bị giấy Dó: Dó sẽ được thu hái từ rừng, giã nhỏ, rây thành bột mịn và chế biến thành giấy Dó. Khách du lịch có thể dễ dàng nhìn thấy những tấm giấy Dó được phơi rất nhiều trên đường và sân rộng.
Bước 2: In tranh – Đây là quy trình người thợ sẽ tiến hành in màu lên tranh để tạo hình thù khác nhau cho bức tranh. Mỗi bức tranh đều ẩn chứa những nét riêng những ý nghĩa đặc biệt.
Bước 3: Phơi tranh – Sau khi hoàn tất in tranh sẽ đến phơi tranh để khô màu vẽ. Thông thường, tranh sẽ được phơi trong 1 ngày nắng để màu được bền hơn.

Học cách làm tranh

Không chỉ chiêm ngưỡng tranh Đông Hồ, du khách còn có thể trực tiếp tham gia quy trình làm tranh để hiểu hơn về nét độc đáo của nghề truyền thống này. Qua sự hướng dẫn của các nghệ nhân tại làng tranh Đông Hồ Bắc Ninh, bạn hoàn toàn có thể tạo nên một bức tranh sinh động, đẹp mắt.

Tham quan triển lãm tranh Đông Hồ

Ngoài những bức tranh đông hồ làm nên thương hiệu của ngôi làng như Đám cưới chuột, Vinh quy bái tổ, Gà trống hoa hồng, Vinh hoa phú quý, Chăn trâu thổi sáo… du khách còn được tham quan hơn 100 hiện vật được bày trí tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Gặp gỡ nghệ nhân ưu tú làng tranh Đông Hồ

Ghé thăm làng tranh Đông Hồ, khách du lịch còn có thể gặp gỡ các nghệ nhân ưu tú như Nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam và Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế để tìm hiểu về lịch sử, khám phá nét độc đáo của nghề truyền thống nơi đây.

Các địa điểm du lịch nổi tiếng gần làng tranh Đông Hồ

Làng Gốm Phù Lãng

Làng gốm Phù Lãng, tọa lạc tại xã Phù Lãng, là một trong những làng gốm truyền thống nổi tiếng của Việt Nam. Làng gốm này đã tồn tại hơn 700 năm và nổi tiếng với các sản phẩm gốm độc đáo, từ đồ gia dụng đến đồ mỹ nghệ tinh xảo.
Sản phẩm gốm Phù Lãng được biết đến với lớp men màu da lươn, hoa văn tinh tế, và sự kết hợp độc đáo giữa gốm và gỗ. Đến làng gốm Phù Lãng, bạn sẽ có cơ hội khám phá quy trình làm gốm truyền thống, từ tạo hình đến nung lò. Đặc biệt, bạn không thể bỏ lỡ cơ hội sáng tạo bức tranh gốm thủ công, một kỷ niệm độc đáo trong chuyến du lịch đến làng gốm này.

Khám phá Làng Tranh Đông Hồ-Tìm hiểu về nghệ thuật truyền thống của người Việt Nam

Chùa Dâu

Chùa Dâu được xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226 ở vùng Dâu, thành Luy Lâu, theo Cục Di sản Văn hóa ghi nhận. Địa điểm tâm linh này được xem là trung tâm Phật giáo đầu tiên của Việt Nam, cái nôi của tín ngưỡng thờ Tứ Pháp – tức 4 vị nữ thần tương ứng với hiện tượng mây, gió, sấm, chớp; hình thành từ sự kết hợp giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian của người Việt.
Xưa nay chùa vẫn được biết đến như danh lam bậc nhất xứ kinh Bắc, cũng là di tích quốc gia đặc biệt được xếp hạng 4 của nước ta. Pháp Vân đứng đầu trong Tứ Pháp, nên chùa Dâu còn được gọi là chùa Cả trong hệ thống chùa thờ Tứ Pháp. Chùa Dâu thờ Thần Mây (Pháp Vân), chùa Thành Đạo thờ Thần Mưa (Pháp Vũ), chùa Phi Tướng thờ Thần Sấm (Pháp Lôi), và chùa Phương Quan thờ các lực lượng thiên nhiên của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước đồng thời cũng là sự biểu hiện của tục thờ Mẫu. Ngoài ra chùa Dâu còn thờ “Đức Thạnh Quang” – biểu tượng của thần Shiva trong Ấn Độ giáo.

Khám phá Làng Tranh Đông Hồ-Tìm hiểu về nghệ thuật truyền thống của người Việt Nam

Chùa Bút Tháp

Chùa nằm ngay khu vực ven sông Đuống, quanh chùa có dòng sông uốn lượn quanh co là khung cảnh vô cùng nên thơ. Chùa còn có tên khác là Ninh Phúc tự, thuộc xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đây là một trong số ít những ngôi chùa còn giữ được vẻ đẹp sơ khai lúc ban đầu.
Chùa Bút Tháp là một ngôi chùa cổ với nét kiến trúc vô cùng độc đáo tại Bắc Ninh. Ninh Phúc tự được cho xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 17 thời Hậu Lê. Kiến trúc xây dựng của chùa theo kiểu “Nội công ngoại quốc”.Tuy đã trải qua hàng trăm năm lịch sử nhưng chùa vẫn giữ nguyên vẻ đẹp cổ kính. Đây cũng là một trong những di tích lịch sử Quốc Gia mà du khách nên ghé tới. Đặc biệt bạn sẽ không muốn bỏ lỡ cơ hội tham gia lễ hội chùa Bút Tháp.
Kiến trúc xây dựng chính của chùa quay về hướng Nam. Theo đạo phật đây là hướng thể hiện trí tuệ. Chùa được xây dựng theo bày trí cân xứng chặt chẽ.
Khu trung tâm của tháp được xây dựng bao gồm 8 nếp nhà chạy song hành với một trục dọc theo mô hình đường thần đạo. Khu vực ngoài cùng tháp bút là Tam Quan, rồi đến Gác Chuông và các tòa thờ khác.
Bên trái của chùa là nơi thờ tự Chiết Tuyết và tháp đá Báo Nghiêm bao gồm 8 mặt và 5 tầng cao đến 13m. Dọc hai bên tòa Tiền Đường là hai nhà bia và hai dãy hành lang được xây dưng chạy dọc theo chiều dài của ngôi chùa.

Khám phá Làng Tranh Đông Hồ-Tìm hiểu về nghệ thuật truyền thống của người Việt Nam

Chùa Phật Tích

Chùa Phật Tích, nằm tại xã Phật Tích, Bắc Ninh, là một ngôi chùa linh thiêng giao thoa văn hóa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Được xây dựng từ thời vua Lý Thánh Tông vào năm 1057, chùa là di tích lịch sử – văn hóa quý báu.
Nơi đây có tượng Phật A Di Đà từ đá xanh nguyên khối dát vàng và tượng linh thú được điêu khắc tinh xảo. Chùa Phật Tích còn gắn với nhiều sự tích và lịch sử lâu đời. Lễ hội chùa Phật Tích vào ngày mùng 4 Tết âm lịch là dịp tưởng nhớ vua Lý Thánh Tông và thu hút đông đảo du khách tới tham quan, tôn vinh văn hóa và tâm linh. Mùa xuân, hoa mẫu đơn nở rộ làm cho lễ hội thêm phần thú vị.

Khám phá Làng Tranh Đông Hồ-Tìm hiểu về nghệ thuật truyền thống của người Việt Nam

Đình Làng Đình Bảng

Nằm tại làng Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, Đình Bảng là một trong những công trình cổ xưa đẹp nhất Việt Nam. Đình này thờ 3 vị thần thiên nhiên và 6 vị có công lập lại làng. Từ năm 1948, người dân đã đón thêm bài vị của 8 vị vua triều Lý để thờ tại đây.
Kiến trúc của Đình Bảng đẹp và lộng lẫy, với nơi thờ có 6 hàng chân cột làm từ gỗ lim quý giá và phần mái cong cao vút. Trang trí bên trong đình đa dạng và tinh xảo với hình tượng rồng, phượng, tùng, mai, trúc, và nhiều hình ảnh văn hóa khác. Đình còn lưu giữ nhiều bức hoành phi và câu đối sơn thếp vàng quý giá.

Khám phá Làng Tranh Đông Hồ-Tìm hiểu về nghệ thuật truyền thống của người Việt Nam

Một số lưu ý khi đến khám phá làng tranh Đông Hồ

-Trang phục: Vì khi tham quan làng tranh Đông Hồ thường sẽ kết hợp với du lịch đền chùa, cho nên bạn nên mặc những bộ quần áo thoải mái, những vẫn đảm bảo kín đáo, phù hợp nhát
-Nếu như bạn di chuyển bằng xe máy thì nên đi đường vô cùng cẩn thận, đặc biệt là trên các tuyến đường đê bởi vì nơi đây thường là nơi xảy ra các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọn.
-Trước khi đến làng Đông Hồ, bạn nên tìm hiểu thông tin về làng trên các trang mạng để cho đỡ bỡ ngỡ.
-Làng tranh Đông Hồ rất yên bình, tĩnh lặng, không có sự xô bồ, ồn ào như ở Thủ đô, nên khi đến đây bạn nên lưu ý một chút.
Giá thành: Các sản phẩm tại đây bạn có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm, bạn sẽ không phải lo lắng về vấn đề hàng giả, hàng nhái vì mỗi bức tranh đều là những tinh hoa và tâm huyết của các nghệ nhân nơi đây.

© Bản quyền tuyên bố

Bài liên quan

Chưa có bình luận

Chưa có bình luận...