Năm 2024, Tạm xa phố thị thẳng tiến rừng tràm Trà Sư nào-thiên đường xanh ở miền tây Nam Bộ!

Du lịch2 tháng trước đăng emma
32 0

Rừng tràm Trà Sư cách Châu Đốc khoảng 30 km, cách khu vực biên giới Việt Nam và Campuchia chỉ khoảng 10 km, tọa lạc tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, miền Tây Nam Bộ Việt Nam, Rừng Tràm Trà Sư là một điểm đến du lịch thiên nhiên tuyệt vời với vẻ đẹp hoang sơ và độc đáo. Với diện tích khoảng 845 hecta, Rừng Tràm Trà Sư nằm trong hệ thống đồng bằng sông Cửu Long, nơi có những cánh đồng trải dài và sông nước phong phú.
Rừng Tràm Trà Sư được hình thành từ hàng triệu cây tràm xanh tươi, do Lâm trường Tịnh biên trồng và chăm sóc từ năm 1983. Đây là nỗ lực nhằm cải tạo đất phèn ở vùng trũng dần bị bỏ hoang này, đồng thời cũng là biện pháp để tạo nên một lá chắn lũ đầu nguồn. Đến hiện tại, khu rừng đã trở thành bộ máy điều hòa cho cả khu vực, và là nơi có hệ sinh thái phong phú tại Việt Nam. Rừng tràm là nơi sinh sống của hơn 70 loài chim, 22 loài bò sát, 11 loài thú, và 23 loài thủy sản. Ngoài ra, nơi đây còn có hệ thực vật phong phú với khoảng 140 loài, bao gồm gần 80 loài có giá trị dược liệu. Đến đây, bạn không chỉ bị thu hút bởi không gian thiên nhiên với rừng tràm rợp bóng hai bên, mà còn được tiếp xúc ở cự ly gần với hàng loạt loài chim nước.

Năm 2024, Tạm xa phố thị thẳng tiến rừng tràm Trà Sư nào-thiên đường xanh ở miền tây Nam Bộ!

Rừng Tràm Trà Sư có gì chơi?

Hòa mình vào thiên nhiên rừng Tràm tuyệt đẹp

Đến rừng tràm, bạn sẽ bị choáng ngợp bởi khung cảnh tươi tắn, ngát xanh của rừng tràm. Khi đi trên con đường vào cửa rừng, bạn sẽ như lạc vào mê cung với lối đi là những cây tràm cao vút, phủ bóng xanh mát.
Đến vùng lõi rừng tràm, ngồi trên chiếc xuồng nhỏ nhẹ nhàng trôi theo dòng nước, qua những tán tràm rủ ngang đầu người, bạn có thể thấy dưới nước là một lớp bèo xanh phủ kín bề mặt. Trong không gian xanh mơn mởn ấy điểm thêm những chấm vàng từ hoa điên điển, tạo nên một bức tranh nên thơ, yên bình. Khung cảnh tràn đầy sức sống, cùng không khí mát lành nơi đây sẽ giúp bạn xoa tan mọi mệt mỏi sau những ngày làm việc vất vả.

Chinh phục cây cầu tre xuyên rừng dài nhất Việt Nam

“Cầu tre vạn bước” có tổng chiều dài trên 2 km là “kiệt tác”nằm giữa rừng tràm Trà Sư. Chiếc cầu sẽ giúp du khách khám phá trọn vẹn hơn củathiên đường xanh nguyên sinh ngập nước Trà Sư. Sau khi được hoàn thành, cây cầutre này đã tạo nên cơn sốt cho giới trẻ đến đây check-in “sống ảo”. Cầu tre đượcbao quanh bởi cánh rừng tràm xanh ngắt; và những thảm bèo nối dài dưới nước tạonên khung cảnh nên thơ, lãng mạn và bình yên tựa như chốn tiên cảnh. Trải nghiệmđi dạo trên cầu tre và ngắm cảnh rừng tràm xanh mướt là điều du khách không thểbỏ lỡ khi đến vùng đất này.

Trải nghiệm đi tắc ráng và khám phá vùng rừng nước

Để bắt đầu hành trình tại đây, bạn cần thuê những chiếc tắc ráng, phương tiện di chuyển giống như xuồng, để có thể di chuyển vào sâu bên trong rừng. Klook mách nhỏ với bạn, bến tàu mua vé đi tắc ráng là một điểm check in ấn tượng đó nha! Nơi đây có thiết kế vô cùng độc đáo với những tổ chim bồ câu ở trên đỉnh các cột gỗ neo thuyền, cho bạn một background sống ảo siêu xịn.
Từ bến tàu, ngồi lên những chiếc tắc ráng, bạn sẽ trải qua một cuộc hành trình độc đáo, vượt qua những con rạch, chạy thẳng vào lòng rừng tràm. Dọc đường đi, bạn còn có dịp quan sát người dân địa phương thu hoạch mật ong hoa tràm từ các thùng nuôi được đặt trong rừng. Đây là một cơ hội hiếm có để bạn thư giãn, tận hưởng cảnh đẹp, và cuộc sống của người dân nơi đây.

Năm 2024, Tạm xa phố thị thẳng tiến rừng tràm Trà Sư nào-thiên đường xanh ở miền tây Nam Bộ!

Check-in “sống ảo” tại “thành phố bồ câu”

Đã có ý định đến Rừng tràm Trà Sư; bạn chắc chắn phải chuẩnbị cho mình một chiếc điện thoại thật nhiều bộ nhớ đấy nhé. Bến thuyền ở rừngtràm Trà Sư được thiết kế độc đáo với background của các tổ chim bồ câu trêncao. Du khách có thể trải nghiệm cho chim bồ câu ăn và ngắm cảnh chim bồ câu hiềnlành bay lượn tự do trên bầu trời. Đứng giữa bến tàu và chụp ảnh cùng những tổchim bồ câu chắc chắn sẽ tạo ra bức ảnh đẹp cực chất cho bạn đấy.

Lầu vọng cảnh

Nếu muốn quan sát bao quát hơn về rừng tràm, du khách nên ghé lầu vọng cảnh và sử dụng kính viễn vọng. Với tầm nhìn 25 km, du khách có thể ngắm toàn bộ rừng tràm, những chú chim đang bay lượn, hay làm tổ trên các tán cây. Từ đây, cũng có thể nhìn được ngôi làng của người Khmer sinh sống cách đó vài km.

Chiêm ngưỡng thế giới các loài chim tự nhiên hoang dã

Chiêm ngưỡng những chú chim sinh sống trong môi trường tự nhiên tại khu Rừng Tràm Trà Sư là một trải nghiệm tuyệt vời. Đến được vùng lõi khu rừng, du khách sẽ được chứng kiến đa dạng loài chim quý hiếm trú ngụ. Bầu không khí trong lành với âm thanh chim hót len lỏi khắp nơi, dựng nên một thế giới yên bình tách biệt khỏi mọi xô bồ.
Nếu muốn quan sát kỹ hơn những chú chim tại rừng tràm, bạn có thể ghé qua lầu vọng quan sát để sử dụng kính viễn vọng. Với tầm nhìn xa lên đến 25 kilomet, bạn có thể ngắm nhìn toàn bộ rừng tràm, cũng những chú chim đang bay lượn, hay làm tổ trên các tán cây.

Khám phá cuộc sống chân thật của người đồng bào Khmer

Ngoài chiêm ngưỡng cảnh quan tuyệt đẹp, và các loài chim đa dạng, bạn còn có thể tìm hiểu về cuộc sống của những người dân Khmer sinh sống cạnh vườn tràm. Đến thăm những ngôi làng Khmer, và tham quan những làng nghề sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm thú vị về vùng đất này. Đến làng, bạn sẽ được khám phá về nghề dệt lụa và thổ cẩm do người dân tộc Khmer truyền lại từ đời này sang đời khác, nghề nuôi ong tạo ra nguồn mật có chất lượng cao, và khu sản xuất tinh dầu tràm.
Ngoài những hoạt động đã kể ở trên, bên trong rừng tràm còn một số điểm dừng chân ấn tượng cho bạn thỏa sức chụp ảnh: Cầu Kiều Trà Sư, Căn nhà trống – mái, Cầu Tre xuyên rừng, Cung đường bèo Tai Tượng,…

Quầy bán đồ lưu niệm

Trong rừng tràm Trà Sư có 12 quầy bán hàng lưu niệm, đặc sản địa phương như đường thốt nốt, mật ong hoa tràm, khô các loại, nước giải khát, dầu tràm, khăn dệt thổ cẩm, nón tai bèo, nón rơm, đồ gỗ mỹ nghệ…

Năm 2024, Tạm xa phố thị thẳng tiến rừng tràm Trà Sư nào-thiên đường xanh ở miền tây Nam Bộ!

Ăn gì tại rừng tràm Trà Sư

Nhà hàng Trà Sư có hai khu vực chính phục vụ ăn uống: dọc bên ngoài cửa rừng, hai bên bến tàu và khu chòi nổi trên mặt nước phía trong rừng (liền lầu vọng cảnh). Tại các điểm ăn uống này, du khách sẽ được thưởng thức các món đặc sản miền Tây như: cá lóc nướng, lẩu cá linh điên điển (mùa nước nổi cũng là mùa cá), lẩu mắm, gỏi cổ hũ dừa, bánh xèo…

Những lưu ý khi đi rừng tràm Trà Sư

-Khu du lịch mở cửa đón khách đến tham quan từ 7h sáng đến 17h chiều. Theo kinh nghiệm đi rừng tràm Trà Sư, bạn nên xem trước dự báo thời tiết để tránh đến đây vào ngày mưa bởi vì lúc này không khí sẽ rất ẩm ướt, nước mưa đọng trên lá, trên cây dễ khiến bạn bị ướt quần áo.
-Theo kinh nghiệm du lịch An Giang, khi lên tham quan cầu tre đi bộ thì bạn nên di chuyển chậm, không chen lấn, xô đẩy hay đùa giỡn để tránh gây nguy hiểm.
-Nếu bạn muốn ngồi trên tắc ráng và trải nghiệm chèo xuồng ba lá thì nên ngồi im để giữ thăng bằng, không nên cho tay ra ngoài be thuyền.
-Bạn không nên mang theo nhiều tiền mặt, trang sức, bảo quản điện thoại, ví tiền cẩn thận để khi lên xuống tàu không làm rơi.
-Trong quá trình tham quan, bạn hãy tuân thủ các quy định của khu du lịch và hướng dẫn viên, không đốt lửa trong rừng, không xả rác bừa bãi.

© Bản quyền tuyên bố

Bài liên quan

Chưa có bình luận

Chưa có bình luận...