Khám phá một thị trấn kho báu yên tĩnh gần thủ đô Hà Nội-Làng Cổ Đường Lâm

Du lịch2 tháng trước đăng emma
28 0

Làng cổ Đường Lâm nằm cách 44 km về phía tây của trung tâm thành phố Hà Nội, thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Tuy thường được gọi là làng cổ nhưng thực ra Đường Lâm từ xưa gồm 9 làng thuộc tổng Cam Giá Thịnh huyện Phúc Thọ trấn Sơn Tây, trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi. Nơi đây còn được gọi là đất hai vua do là nơi sinh ra Phùng Hưng và Ngô Quyền.

Khám phá một thị trấn kho báu yên tĩnh gần thủ đô Hà Nội-Làng Cổ Đường Lâm

Làng cổ Đường Lâm có gì thú vị?

Cổng làng cổ Đường Lâm – Mông Phụ

Chiếc cổng sẽ đón chào các bạn ngay từ lần đầu là cổng làng Mông Phụ được xây dựng vào năm 1833 nằm bên cạnh cây đa hơn 300 năm tuổi tạo nên một không gian vô cùng thanh bình và cổ kính ngay từ những bước đầu tiên. Khi tham quan quanh ngôi làng, bạn sẽ thấy tất cả những ngôi nhà bên trong làng đều được xây lên từ đá ong nên còn có một cái tên khác là “làng đá ong Đường Lâm”. Bên dưới vẫn là những con đường được lát gạch sạch sẽ, hai bên sẽ là những bức tường đá ong vàng sậm khiến không gian thêm muôn phần bình yên, thanh tịnh.

Nhà cổ bà Điền

Điểm tham quan thứ hai chính là nhà cổ Bà Điền – Ngôi nhà với lối kiến trúc cổ xưa 200 tuổi. Bạn sẽ thấy rõ sự hiện diện của thời gian qua những lớp rêu bám hay phong cách trang trí nhà cửa. Ở phía trước nhà, sẽ là cháu của bà Điền năm nay đã hơn 95 tuổi. Bạn có thể ngồi trò chuyện cùng bà về những giá trị lịch sử của ngôi nhà. Bà có tuổi nhưng minh mẫn lắm đấy nhé. Bạn có thể thưởng thức cả nước vối và chè Lam truyền thống – Đặc sản của làng.

Đình làng Mông Phụ

Đình làng Mông Phụ được xây dựng cách gần 380 năm trên một khu đất trung tâm của làng, rộng khoảng 1800m2. Thiết kế của đình mang đậm nét kiến trúc Việt – Mường, mô phỏng kiến trúc của nhà sàn với sàn gỗ cách đất. Đình gồm hai tòa đại bá và hậu cung. Nhà đại bái được dựng bởi 48 cột gỗ, phía trên mỗi cột đều có trạm khắc nhiều hoa văn hình rồng, hình phượng.
Phía bên trong đình có treo rất nhiều hoành phi câu đối. Nổi bật nhất là bức hoành phi “lão long huấn tử” tức rồng già dạy con và bức hoành phi “dũng cảm cả tưởng” do vua Thành Thái ban tặng. Nơi đây còn lưu giữ nhiều giá trị đặc sắc về kiến trúc và văn hóa, hấp dẫn du khách.

Nhà cổ ông Hùng ở làng cổ Đường Lâm

Đến với làng cổ Đường Lâm mà lại bỏ lỡ nhà ông Hùng thì quả thật là một thiếu sót cực kỳ lớn khi đây là ngôi nhà lâu đời nhất làng Mông Phụ. Nhà ông Hùng được xây dựng từ năm 1649, đến nay đã gần 400 năm với 12 thế hệ người sinh sống. Nhà có một chiếc cổng cổ được xây bằng chất liệu đất đá, bã chấu, bùn để tạo chất kết dính cực kỳ độc đáo. Nếu yêu thích kiến trúc thì MIA.vn chắc chắn bạn sẽ học hỏi được rất nhiều điều, hoặc tìm kiếm nguồn cảm hứng cho bài đồ ăn cuối khóa, làng cổ Đường Lâm có thể sẽ thổi vào tâm hồn bạn một làn gió mới. Ngay khi tới cổng, chúng tớ đã được nhìn thấy chiếc cổng cổ. Ngôi nhà có kết cấu 5 gian 2 dĩ, trong đó 3 gian giữa là nơi để thờ cúng tổ tiên bên cạnh thì bày trí bộ trường kỷ để tiếp khách, 2 gian bên cạnh dùng làm phòng để ngủ, hệ thống cửa cánh phố ở chính giữa ngôi nhà.

Nhà cổ ông Thể

Điểm đến tiếp theo trong hành trình tham quan làng cổ là nhà cổ ông Thể. Ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc cổ truyền, toàn bộ 7 gian nhà đều được gắn kết hoàn toàn bằng mộng mà không dùng đến một cây đinh sắt nào.
Một điểm đặc biệt là ngay từ khi bước vào sân, bạn sẽ ngửi thấy mùi thơm phảng phất của các chum tương được xếp san sát nhau. Bạn đừng quên mua loại tương ngon nức tiếng này về làm quà nhé!

Lăng và đền thờ Ngô Quyền

Đền và Lăng Ngô Quyền là một trong những điểm tham quan không thể bỏ qua khi bạn đến thăm làng Cổ Đường Lâm. Quần thể đền và lăng này nằm trên đồi Cấm, tạo nên một không gian yên tĩnh, thanh bình. Công trình này được xây dựng nhằm tưởng nhớ và tôn vinh vị vua có công to lớn với đất nước.
Dù chỉ có diện tích nhỏ, nhưng nơi đây luôn được chăm sóc tỉ mỉ, phù bóng mát xanh tươi của các loài cây và hoa quý. Bất kể mùa nào trong năm, bạn đều có thể tận hưởng không gian thoáng mát và hài hòa, cùng với cảm giác linh thiêng khi bước vào nơi đây.

Các quán cà phê bên đường và cà phê Làng

Đi quanh làng cổ, bạn cũng sẽ thấy nhiều những quán nước nằm trong những sạp gỗ nhỏ, trông mộc mạc và yên bình hết súc. Nơi đây thường phục vụ các loại bánh chè lam Hà Nội và nước vôi. Trò chuyện cùng bác chủ quán, nghe bác chia sẻ về hai loại chè lam, mua một ít về làm quà cho gia đình và bạn bè cũng là một ý tưởng không tồi. Ngoài ra, bạn cũng nên ghé qua tiệm Café Làng – Một phiên bản “cao cấp” hơn của những tiệm cà phê nhỏ xinh bên đường. Trải nghiệm lại những ký ức thuở nhỏ với những chiếc ghế gỗ mộc mạc, đơn sơ, khung cảnh thì chẳng nhiều nhặn gì, ấy vậy mà lại khởi gợi được nhiều kỷ niệm đẹp thuở thiếu thời. Quán có giá cả cực kỳ phải chăng, phải nói là siêu “hạt dẻ” luôn đấy – Cao nhất chỉ có 25k mà thôi. Tha hồ cho bạn oanh tạc và càng quét. Chị chủ quán cũng là người làng luôn nên cực kỳ thân thiện, cà phê của Làng lại thơm ngon. Nhớ ghé qua bạn nhé!.

Khám phá một thị trấn kho báu yên tĩnh gần thủ đô Hà Nội-Làng Cổ Đường Lâm

Những món ngon ở làng cổ Đường Lâm

Gà mía

Loại gà có chân nhỏ, lông vàng, khi luộc chín thịt có màu trắng, da vàng và giòn. Ngày trước, đây là một món ăn quý chỉ dùng để tiến vua hoặc dùng trong những dịp hội làng. Đến du lịch làng cổ Đường Lâm bạn đừng quên thưởng thức món ăn đặc sản này nhé.

Bánh tẻ

Bánh tẻ ở đâu cũng có nhưng ở Đường Lâm lại có nhiều nét khác biệt so với những vùng miền khác. Ở đây bánh được gói bằng lá dong, thon dài, nhân trải đều dọc sống lá. Khi ăn, bánh có vị vô cùng đặc trưng, dẻo và thơm.

Kẹo dồi, kẹo lạc, kẹo vừng

Đây là loại kẹo truyền thống được làm bằng các nguyên liệu hết sức dân dã như lạc, đường, mạch nha, vừng, bột gạo. Khi ăn kẹo dậy mùi thơm ngọt và vị bùi của vừng và lạc.

Thịt quay đòn

Nổi tiếng không chỉ về hương vị khác biệt mà còn bởi cách chế biến vô cùng độc đáo và cầu kỳ. Điểm nhấn của món ngon này là phần lá ổi non được băm nhỏ và tẩm ướp cùng thịt. Thưởng thức miếng thịt ngoài giòn trong ngọt mềm, béo ngậy lại thơm lừng hương ổi thật tuyệt vời đúng không.

Chè kho

Làm từ đỗ xanh đã được đồ lên, rồi cho thêm đường vào, dùng đũa cái to đảo thật đều tới khi những hạt đỗ nát ra, láng mịn. Chè kho sẽ ngon hơn khi ăn nguội, vừa ăn từng miếng nhỏ, vừa nhấp môi chút chè xanh thì sẽ thấy vị ngọt thơm dìu dịu lan tỏa rất dễ chịu.

Mua gì làm quà khi du lịch làng cổ Đường Lâm?

Khám phá một thị trấn kho báu yên tĩnh gần thủ đô Hà Nội-Làng Cổ Đường Lâm

Tương chấm

Làng cổ Đường Lâm nổi tiếng với sản xuất tương chấm truyền thống. Với hương vị độc đáo khó quên, tương chấm là một món quà lý tưởng để mang về làm quà cho người thân yêu.

Kẹo dồi

Từng thanh kẹo trắng giòn cuộn tròn với nhân đậu phộng thơm bùi bên trong là món ăn quen thuộc của người dân miền Bắc. Đây là một món quà nhỏ gọn và dễ thích hợp để mang về và chia sẻ với bạn bè và người thân.

Bánh gai

Bánh gai được làm từ bột gạo nếp, thịt heo, đậu xanh, vừng. Tất cả nguyên liệu được gói trọn trong lá gai, hấp chín tạo nên một món bánh đặc sản tại Đường Lâm.

Tranh vẽ làng cổ Đường Lâm

Tranh vẽ làng cổ Đường Lâm thường thể hiện vẻ đẹp của làng quê Việt Nam với kiến trúc truyền thống và cảnh quan tuyệt đẹp. Một bức tranh làng cổ Đường Lâm sẽ là một món quà tuyệt vời để trang trí không gian sống cho bạn và người thân.

© Bản quyền tuyên bố

Bài liên quan

Chưa có bình luận

Chưa có bình luận...