Bản Cát Cát Sapa-Một địa điểm du lịch thiên đường nằm khiêm tốn giữa chốn núi rừng hoang sơ

Du lịch2 tháng trước đăng emma
34 0

Cái tên Cát Cát được cho rằng bắt nguồn từ tiếng H’Mông, có nghĩa là “dưới chợ”, ý chỉ thác nước dưới chợ. Một phiên bản khác lại cho rằng, khi người Pháp khám phá vùng đất này, họ đã bị ấn tượng bởi một thác nước đẹp lung linh. Và trong tiếng Pháp, “thác nước” được gọi là “cascade,” phát âm giống như “cát cát”. Từ đó, ngôi làng nhỏ này có tên Cát Cát.
Bản Cát Cát nằm cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 2km, là nơi cư trú của đồng bào dân tộc H’Mong Đen từ thế kỷ 19. Hiện nay, bản có khoảng 80 hộ dân đang sinh sống.
Mỗi mùa, bản Cát Cát lại đẹp theo một cách riêng. Mùa xuân, hoa đào, hoa mận nở rộ chào đón các du khách. Mùa hè đến là cánh đồng hoa cải vàng khoe sắc đẹp ngất ngây.
Đến Cát Cát vào mùa thu, du khách có thể check-in cùng những ruộng lúa bậc thang chín vàng ươm. Mùa đông tại Cát Cát lạnh giá, nếu may mắn, bạn sẽ được ngắm bông tuyết phủ trắng những cành cây.

Bản Cát Cát Sapa-Một địa điểm du lịch thiên đường nằm khiêm tốn giữa chốn núi rừng hoang sơ

Khám phá nét đẹp văn hóa truyền thống tại bản Cát Cát Sapa

Nghề thủ công ở bản Cát Cát

Ngoài làm ruộng, trồng trọt trên những thửa ruộng bậc thang đó, người dân bản Cát Cát còn sinh sống dựa vào làng nghề thủ công. Đây cũng là lý do để giải thích cho việc những người dân sinh sống ở đây luôn giỏi trồng hoa, dệt vải, chạm khắc bạc, làm đồ trang sức. Vải thổ cẩm của người H’Mông chỉ có bốn màu chủ đạo: xanh, đỏ, trắng và vàng nhưng vải lại có nhiều họa tiết, hoa văn độc đáo, tinh tế,… với kỹ thuật nhuộm màu từ tro, lá rừng đều là từ những nguyên liệu tự nhiên. Các sản phẩm bạc, đồng, nhôm ở bản Cát Cát rất phong phú, đa dạng như vòng cổ, vòng tay, nhẫn,… và được nhiều người dân ở đây vô cùng ưa chuộng.
Lăn đá – dệt vải
Dệt vải lanh là một nghề lâu đời của người dân tộc Mông. Vào mỗi cuối hạ, đầu thu, người dân nơi đây sẽ thu hoạch và phơi cây lanh, sau đó, cây lanh sẽ được tước thành những sợi nhỏ và dùng tảng đá lăn qua nhiều lần cho sợi lanh mềm ra, lúc này, sợi lanh mới đủ yêu cầu để bắt đầu dệt vải.

Vẽ sáp ong trên trang phục truyền thống

Người dân trong bản Cát Cát vẫn giữ được những nét văn hóa đặc trưng và trang phục truyền thống của người dân tộc H’Mông. Phụ nữ ở đây vẫn dùng vải quấn đầu để làm khăn, áo có thêu họa tiết độc đáo. Thắt lưng được thêu họa tiết lạ mắt ở hai đầu dây. Váy có dạng hình chữ A, được xếp nhiều nếp gấp thể hiện sự mềm mại nhưng vẫn có phần khỏe khoắn. Nam giới vẫn đội nón bằng vải lanh, mặc áo sơ mi sát nách, bên ngoài khoác thêm áo dài.
Người dân ở bản Cát Cát vẫn giữ tục “bắt vợ”. Nếu họ yêu một cô gái nào đó, họ sẽ thể hiện bằng cách “bắt cô gái đó về” và giữ cô gái đó ở nhà của họ trong ba ngày. Sau đó, nếu cô ấy đồng ý làm vợ người đàn ông đó thì họ sẽ tổ chức đám cưới hoặc sẽ làm bạn với nhau.
Nếu đi thăm quan bản Cát Cát vào đầu năm, bạn sẽ có cơ hội tham dự lễ hội Gầu Tào. Lễ hội này được tổ chức để cầu may, cầu phúc cho mọi người dân. Ngoài ra, Lữ khách còn được ngắm những điệu múa đặc trưng của dân tộc Mông, sáo, khèn, hát của người Mông hoặc thậm chí là được tự mình trải nghiệm những điều đặc biệt đó.

Văn hóa độc đáo

Khi ghé thăm bản Cát Cát, du khách sẽ được hòa mình vào những nét văn hóa đặc sắc của người H’Mông. Bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm không khí vui tươi, náo nhiệt của đêm nhạc sôi động, những điệu múa xinh đẹp cùng tiếng đàn ca du dương… Đặc biệt, bạn đừng quên thử sức với bộ môn Nhảy sạp – nghệ thuật truyền thống của người dân tộc nơi đây nhé!

Phong tục tập quán, tín ngưỡng

Nếu đến bản Cát Cát vào dịp đầu năm, bạn sẽ được trải nghiệm lễ hội Gầu Tào – một trong các lễ hội lớn nhất của người dân tộc H’Mông. Lễ hội này được tổ chức vào đầu năm để cầu phúc, cầu tài, cầu may và hy vọng về một năm mới mưa thuận gió hòa, cuộc sống tươi đẹp.
Lễ hội Gầu Tào của người H’Mông là sự kiện văn hóa quan trọng, diễn ra từ mùng 1 Tết đến 15 Tháng Giêng. Nếu liên tiếp 3 năm thì mỗi năm sẽ tổ chức 3 ngày, hoặc gộp lại 1 năm sẽ tổ chức 9 ngày. Ngoài các nghi lễ, hội Gầu Tào thể hiện đậm bản sắc văn hóa dân tộc H’Mông. Mục đích của lễ hội là cầu sức khỏe, bình an, thịnh vượng và mùa màng bội thu cho dân bản. Đây cũng là dịp quan trọng để mọi người đoàn tụ, quây quần bên nhau sau một năm làm việc vất vả.
Với mục tiêu quảng bá du lịch, những năm gần đây, chính quyền địa phương cũng triển khai nhiều chương trình văn hóa đặc sắc như “Ngày hội văn hóa H’Mông bản Cát Cát”, “Một ngày làm cô dâu người H’Mông”… Khi tham gia các chương trình này, du khách có thể trải nghiệm cuộc sống thường ngày của người H’Mông, thưởng thức các điệu múa cổ truyền và các trò chơi dân gian vị,…

Nhà trình tường

Nhà trình tường là kiểu nhà được xây bằng đất, sỏi theo kỹ thuật truyền thống của người dân tộc tại các bản làng. Ngôi nhà mang đến cảm giác mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông nên rất phù hợp với điều kiện thời tiết tại vùng núi phía Bắc.
Trong đó, khác với nhà trình tường của người Dao, Hà Nhì, Tày,… nhà trình tường của người H’Mông tại bản Cát Cát Sapa thường có hàng rào đá được dựng từ đá núi, chưa qua gọt giũa hay sử dụng chất kết dính bao quanh nhà. Tường đá chỉ cao nửa người, có tác dụng phân tách đất ở với vùng đồi nương bên ngoài. Cạnh hàng rào là lối vào với cánh cổng gỗ cao có mái che ở trên rất đẹp mắt.
Nhà trình tường ở Sapa có những đặc điểm độc đáo và ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa người dân tộc. Nền móng được xây chắc chắn, không sử dụng cột hay cọc, thể hiện sự khéo léo và tính kiên định của người xây dựng. Ngôi nhà phải có 3 gian, mỗi gian mang ý nghĩa riêng: Gian bên trái là nơi bếp lò và chỗ ngủ của chủ nhà, gian bên phải là bếp sưởi và giường khách và gian giữa lớn nhất để cúng thờ tổ tiên và tiếp khách, tạo không gian giao tiếp và đoàn tụ gia đình.
Khi xuân đến, hoa đào và hoa mận nở rộ tô điểm tô cho những ngôi nhà trình tường nơi đây thêm tươi tắn, màu sắc. Điều này tạo nên bức tranh mộc mạc và xinh đẹp, gợi nhắc về sự thịnh vượng, hạnh phúc của cộng đồng dân tộc trong vùng núi Sapa.

Bản Cát Cát Sapa-Một địa điểm du lịch thiên đường nằm khiêm tốn giữa chốn núi rừng hoang sơ

Những trải nghiệm thú vị không nên bỏ qua khi du lịch bản Cát Cát

Khám phá bản làng người H’Mông

Trước hết, hãy dừng chân tại Khu du lịch Cát Cát ngay cổng làng, nơi lưu giữ nghề dệt vải thổ cẩm thủ công cũng như nghề trồng lanh, đan lát, thêu tranh và rèn nông cụ. Ngoài ra, bản Cát Cát còn có nghề chế tác đồ trang sức bằng bạc, được lưu truyền qua nhiều thế hệ người H’Mông.
Càng đi vào sâu trong làng, vẻ đẹp thiên nhiên của bản Cát Cát càng hiện ra rõ nét hơn, với ruộng bậc thang, những con suối nhỏ len lỏi quanh làng, thác nước, và cả những guồng nước khổng lồ.

Dạo bước trên con đường lát đá đi qua bản làng

Sau khi qua cổng làng, bạn sẽ đi theo một con đường lát đá để dẫn vào bản. Đây chính là tọa độ check-in quen thuộc của hội “sống ảo” mỗi khi có dịp đến Sapa du lịch.
Hai bên đường là những gian hàng nhỏ bán đồ lưu niệm, và có cả dịch vụ cho thuê trang phục thổ cẩm và phụ kiện của người H’Mông để chụp ảnh nữa đó. Thử hóa thân thành những cô gái, chàng trai miền ngược đứng giữa đất trời Tây Bắc, chắc chắn sẽ “cháy máy” vì có quá nhiều cảnh đẹp cho bạn sáng tạo.

Chèo thuyền trên suối

Khi đã đến được trung tâm Khu du lịch Cát Cát, có khá nhiều hoạt động thú vị mà bạn không thể chối từ, nhất là chèo thuyền trên suối. Với một chiếc thuyền nhỏ được làm từ các ống tre nối với nhau, bạn sẽ cảm thấy vô cùng thích thú khi chèo thuyền chầm chậm trên dòng suối. Nếu không biết chèo thuyền thì có thể ngồi chụp ảnh bên suối trong trang phục thổ cẩm. Khá là tuyệt đó!

Thoả thích mua sắm đồ dùng lạ mắt

Dọc theo hành trình đi bộ trekking ở bản Cát Cát, #teamKlook thích mua sắm có thể “sưu tập” được vô số món đồ lưu niệm lạ mắt với giá “hữu nghị”, từ trang sức bạc, quần áo vải thổ cẩm, đồ chơi bằng gỗ đến đặc sản địa phương. Đừng ngại trả giá xuống một nửa để tìm được “deal hời”, bạn nhé!

Ngắm nhìn thác Tiên Sa

Thác Tiên Sa, còn gọi là thác Cát Cát, là điểm du lịch nổi tiếng tại khu vực Bản Cát Cát. Được bắt nguồn từ dãy Hoàng Liên Sơn và Suối Tiên, dòng nước chảy qua thác tạo nên khung cảnh thơ mộng và lãng mạn. Khi đứng dưới chân thác Tiên Sa, du khách không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp tự nhiên tuyệt diệu mà còn bị cuốn hút bởi tiếng ào ào của dòng nước.
Ngắm nhìn dòng nước nhẹ nhàng chảy từ thác xuống, ta có cảm giác bình yên, thư thái giữa không gian núi rừng Tây Bắc. Vẻ đẹp này cũng là nguồn cảm hứng cho các câu chuyện truyền thuyết về tiên nhân xuống trần tắm ở thác Tiên Sa. Tuy câu trả lời về sự hiện hữu của các nàng tiên vẫn còn bí ẩn, nhưng những câu chuyện này đều tôn vinh vẻ đẹp tuyệt vời của thác Tiên Sa và giữ cho cảnh sắc này thêm phần huyền bí và lôi cuốn.

Ngắm ruộng bậc thang hùng vĩ

Nhìn từ trên cao, bản Cát Cát như được bao bọc bởi những thửa ruộng bậc thang nhấp nhô, hùng vĩ, uốn quanh sườn đồi. Du khách đã từng đến thăm bản làng này đều nhận định, thời điểm đẹp nhất để ngắm ruộng bậc thang nơi đây là vào mùa nước đổ và mùa lúa chín.
Trong đó, mùa nước đổ sẽ rơi vào tháng 4, tháng 5, là khi người dân đổ nước, dẫn nước vào ruộng để cày xới, cấy lúa. Những thửa ruộng bậc thang lúc này trông giống như tấm gương bạc lớn, phản chiếu ánh sáng long lanh dưới ánh mặt trời.
Ngược lại, vào mùa lúa chín trong khoảng tháng 8 – tháng 9, du khách sẽ được chiêm ngưỡng các thửa ruộng nhuộm màu vàng óng ánh, rực rỡ của lúa chín.

Thỏa sức check in sống ảo

Được mệnh danh là “ngôi làng đẹp nhất Tây Bắc”, bản Cát Cát chính là thiên đường của các tín đồ thích sống ảo. Đây chắc chắn sẽ là nơi mà du khách có những bức ảnh xinh đẹp nhất. Để trải nghiệm này trở nên thú vị hơn, bạn có thể thuê những bộ trang phục dân tộc ở đầu bản và chụp ảnh ở ruộng bậc thang, vườn hoa hồng cổ – tổ chim, guồng xoay nước khổng lồ, cầu gỗ,…

Bản Cát Cát Sapa-Một địa điểm du lịch thiên đường nằm khiêm tốn giữa chốn núi rừng hoang sơ

Những món ăn tuyệt vời ở bản Cát Cát

Bản Cát Cát có rất nhiều những món ăn được chế biến rất độc đáo, công phu, thu hút rất nhiều sự quan tâm của khách thăm quan trong và ngoài nước. Chẳng hạn như rượu cần, thắng cố, thịt trâu gác bếp, gà, măng nhái, bánh ngô, đậu que,… Tất cả các món ăn này đều là những món ăn đặc sắc, ngon mắt, ngon miệng đối với tất cả mọi người để lại cho Lữ khách những cảm giác khó quên.

© Bản quyền tuyên bố

Bài liên quan

Chưa có bình luận

Chưa có bình luận...