10 ngôi chùa mà bạn muốn ghé thăm để cầu an yên khi đến Sài Gòn vào năm 2024

Du lịch2 tháng trước đăng emma
40 0

Chùa Vĩnh Nghiêm

Chùa Vĩnh Nghiêm là một danh lam được xây dựng vào năm 1964, được khởi công xây dựng trên khuôn viên rộng khoảng 6.000m2, hoàn thành năm 1971. Công trình này có tháp đá 7 tầng cao 14m, các góc mái chùa uốn cong, kiến trúc mái ngói cong vút, những đường chạm trổ, điêu khắc vô cùng tỉ mỉ đã thu hút hàng nghìn du khách đến tham quan mỗi năm. Với sự pha trộn giữa vật liệu, kỹ thuật hiện đại và kiến trúc cổ điển của những ngôi chùa cổ miền Bắc, tổng thể kiến trúc của chùa Vĩnh Nghiêm bao gồm các hạng mục chính là Tam quan, tòa nhà trung tâm và các Bảo tháp.
Đây là một trong những ngôi chùa có lối kiến trúc đẹp mãn nhãn, độc đáo, hiện đại và cũng là ngôi chùa lớn nhất tại Sài Gòn, được đánh giá là một trong các công trình tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo Việt Nam vào thế kỷ XX. Trải qua nhiều thập kỷ, chùa Vĩnh Nghiêm vẫn không mất đi nét thanh tịnh, bình yên giữa lòng thành phố nhộn nhịp.
Địa chỉ: 339 Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 14, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

10 ngôi chùa mà bạn muốn ghé thăm để cầu an yên khi đến Sài Gòn vào năm 2024

Chùa Bửu Long

Không cần phải đến tận Thái Lan, bạn vẫn có thể chiêm ngưỡng tuyệt tác kiến trúc của xứ sở Chùa Vàng. Chùa Bửu Long từng xuất hiện trong top 10 những ngôi chùa đẹp nhất thế giới do tạp chí Mỹ National Geographic bình chọn năm 1942. Chùa Bửu Long không chỉ là điểm du lịch Sài Gòn tâm linh mà còn là nơi chiêm ngưỡng tuyệt tác kiến trúc và nghệ thuật. Ngôi chùa đẹp ở Sài Gòn này còn có khuôn viên rộng lớn, được bao phủ bởi rừng cây xanh mát tạo nên không gian thanh tịnh và yên bình, như một bông hoa lấp lánh giữa khung cảnh nên thơ bên cạnh nhánh sông Đồng Nai yên bình.
Bảo tháp Gotama Cetiya là điểm nhấn của chùa Bửu Long. Đây là ngôi bảo tháp lớn nhất Việt Nam với chiều cao 70m và diện tích hơn 2000m2. Bảo tháp có năm tháp nhỏ xung quanh đều làm bằng đồng màu vàng óng. Tháp chính có bảy tầng, trong đó có hai thiền đường, một hội trường và một tháp tôn trí xá lợi Phật và các vị Thánh Tăng. Bảo tháp được thiết kế theo phong cách văn hóa Phù Nam, mang ý nghĩa biểu hiện sự cao cả và linh thiêng của Phật pháp.
Địa chỉ: 81 Nguyễn Xiển, Phường Long Bình, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh

10 ngôi chùa mà bạn muốn ghé thăm để cầu an yên khi đến Sài Gòn vào năm 2024

Chùa Hoằng Pháp

Chùa Hoằng Pháp là một trong những ngôi chùa linh thiêng ở Sài Gòn, có diện tích 6ha. Chùa được sáng lập bởi Hòa thượng Thích Ngộ Chân Tử vào năm 1957 trên một cánh rừng chồi, chùa đã tồn tại hơn nửa thế kỷ nay. Nó không chỉ đẹp về cảnh quan mà còn đẹp về đạo đức của người sáng lập. Chân trên một rừng chồi. Kiến trúc của chùa ở Sài Gòn này là sự kết hợp hài hoà giữa phong cách hiện đại và cổ điển, với nhiều công trình kiến trúc đẹp mắt và ý nghĩa. Chùa Hoằng Pháp không chỉ là nơi tu học, tu tập của các sư, quý Phật tử mà còn là điểm tổ chức nhiều hoạt động từ thiện, văn hóa mang tính cộng đồng.
Cổng tam quan của chùa Hoằng Pháp mang phong cách kiến trúc phương Đông – ngói đỏ, mái uốn cong nhưng gọn gàng hơn. Phía trên, giữa lối vào có dòng chữ: “Chùa Hoằng Pháp”. Với lịch sử lâu đời, không gian bên trong vùa Hoằng Pháp mang tới cho bạn sự thanh tịnh và an lạc của Phật pháp.
Địa chỉ: 96 ấp Tân Thới 3,xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh

10 ngôi chùa mà bạn muốn ghé thăm để cầu an yên khi đến Sài Gòn vào năm 2024

Chùa Pháp Hoa

Chùa Pháp Hoa là một địa điểm tâm linh nổi tiếng ở Sài Gòn, được xây dựng vào năm 1928 bởi hòa thượng Đạo Hạ Thanh, chùa Pháp Hoa hiện nay là một trong những ngôi chùa lâu đời và có tiếng ở Sài Gòn. Tọa lạc ngay trung tâm thành phố, chùa Pháp Hoa vẫn giữ được sự yên bình, thanh tịnh và trầm mặc.
Chùa Pháp Hoa có kiến trúc độc đáo, kết hợp giữa phong cách Việt Nam và Trung Hoa bao gồm ba gian chính là Tam Quan, Đại Hùng Bửu và Cổ Lâm. Tam Quan là cổng vào chùa, được trang trí bằng các hoa văn và hình ảnh Phật giáo. Đại Hùng Bửu là gian chính, nơi thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật Di Lặc và Phật A Di Đà. Trong khi đó, Cổ Lâm là gian phụ, nơi thờ các vị Bồ Tát như Quán Thế Âm, Địa Tạng, Mân Giác… Ngoài ra, chùa còn có các công trình khác như thư viện, phòng khách, nhà ăn, nhà yến…
Năm 1993 chùa Pháp Hoa được trùng tu và có diện tích rộng lớn với vẻ đẹp hiện hữu như nó là ngày hôm nay. Chùa Pháp Hoa không chỉ là ngôi chùa cổ ở Sài Gòn với tuổi đời gần 100 năm, đây còn là cái nôi của văn hoá Phật pháp. Đến chùa, du khách sẽ được hòa mình vào không gian thanh tịnh, tận hưởng cảm giác bình yên hiếm có giữa Sài Gòn hoa lệ.
Địa chỉ: 870 Trường Sa, Phường 14, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

10 ngôi chùa mà bạn muốn ghé thăm để cầu an yên khi đến Sài Gòn vào năm 2024

Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu là một ngôi chùa cổ kính và linh thiêng, nằm ngay trung tâm Chợ Lớn đông đúc dân cư. Chùa Bà Thiên Hậu nổi tiếng là chùa cầu tình duyên ở Sài Gòn vô cùng linh thiêng, còn là một nơi cầu duyên nổi tiếng.
Điểm nhấn của chùa Bà Thiên Hậu là những chiếc nhang vòng cuộn tròn xoắn ốc treo lơ lửng trên cao tạo thành một hình ảnh rất độc đáo và ấn tượng. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua nhẫn, ghi những điều ước hoặc lời chúc của mình vào giấy, sau đó treo lên với vòng nhang để cầu xin bà Thiên Hậu. Một điểm nhấn đặc biệt nữa của chùa là toàn bộ nguyên vật liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc, từ gỗ quý cho đến bát hương, từ phù điêu đến tượng nhỏ. Điều đó phần nào cho thấy chùa Bà Thiên Hậu có vị trí rất quan trọng trong đời sống của cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn.
Nhiều người tin rằng nếu xin xăm ở chùa Bà Thiên Hậu sẽ gặp được người yêu như ý. Ngoài ra, chùa còn tổ chức nhiều lễ hội trong năm, nhất là vào ngày 23/3 âm lịch – ngày sinh của Bà Thiên Hậu. Đây là dịp để người dân thể hiện lòng thành kính và mong ước được bà ban phước lành.
Địa chỉ: 710 Đường Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

10 ngôi chùa mà bạn muốn ghé thăm để cầu an yên khi đến Sài Gòn vào năm 2024

Chùa Giác Lâm

Chùa Giác Lâm là một trong các ngôi chùa ở Sài Gòn được xây dựng sớm nhất, do một người nhập cư từ Minh Hương, Trung Quốc tên là Lý Thụy Long sáng lập vào mùa xuân năm 1744. Ban đầu chùa có tên là Cấm Sơn vì tọa lạc trên đồi Cấm Sơn. Tuy nhiên, phải hơn 30 năm sau, sư Viên Quang mới được bổ nhiệm làm trụ trì chùa, sau này có tên mới là Giác Lâm. Chùa được coi là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế Tông tại miền Nam và là Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia từ năm 1988.
Thiết kế chùa Giác Lâm mang nét đặc trưng của kiến trúc chùa Nam Bộ khi được xây dựng theo kiểu chữ tam, chính điện là nhà dân gian truyền thống 1 gian 2 chái, có 4 cột chính. Chùa có kiến trúc chữ Tam, gồm ba dãy nhà ngang nối liền nhau bao gồm chính điện, giảng đường và nhà trai. Bên trong chùa có nhiều bức tượng Phật bằng gỗ, đồng và đá. Trong đó nổi bật nhất là bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni cao 3,75 m4. Chùa còn có tháp xá lợi cao 32m, được xây dựng vào năm 1993 để an táng xá lợi Phật và các vị cao tăng.
Qua nhiều năm, chùa đã được nhiều vị trụ trì khác nhau gìn giữ và trải qua nhiều lần tu bổ, trong đó đáng chú ý là dưới sự hộ trì của Thích Viên Quang và trụ trì Thích Hồng Hưng vào thế kỷ 18 và 19. Chùa hiện là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh với kiến trúc kiên cố và những giá trị tôn giáo quý báu.
Địa chỉ: 565 Lạc Long Quân, Phường 10, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

10 ngôi chùa mà bạn muốn ghé thăm để cầu an yên khi đến Sài Gòn vào năm 2024

Chùa Phổ Quang

Chùa Phổ Quang là một trong các ngôi chùa linh thiêng ở Sài Gòn có tuổi thọ lâu đời, thuộc hệ phái Bắc tông, được xây dựng vào năm 1951 do hòa thượng Nguyễn Viết Tạo khởi công xây dựng. Lúc mới xây dựng, chùa có kiến trúc rất đơn sơ, được tu sửa vào năm 1961. Trải qua nhiều năm thăng trầm, chùa Phổ Quang đã xuống cấp và được xây dựng mở rộng khuôn viên thêm 6000m2 vào năm 2010. Hiện nay, chùa Phổ Quang đã trở thành điểm tham quan.
Chùa Phổ Quang mang đậm nét kiến trúc truyền thống, trang nghiêm và thanh tịnh là nơi thờ phụng Phật Thích Ca Mâu Ni, các vị La Hán và nhiều vị Phật khác nhau. Vừa đặt chân đến đây, bạn đã có thể ngửi thấy mùi hoa Sala thoang thoảng, nghe tiếng chim hót líu lo. Chùa sở hữu kiến trúc hiện đại nhưng vẫn giữ được nét cổ kính và trầm mặc vốn có như mái chùa uốn cong hình rồng phượng, cột trụ được chạm trổ tinh xảo, tỉ mỉ với nhiều hoa văn đặc trưng. Tòa đại điện cao 3 tầng với 12 mái, phía sau có lầu tháp nhỏ 2 tầng.
Địa chỉ: 21 Huỳnh Lan Khanh, Phường 2, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

10 ngôi chùa mà bạn muốn ghé thăm để cầu an yên khi đến Sài Gòn vào năm 2024

Chùa Giác Ngộ

Chùa Giác Ngộ có khuôn viên rộng đến 695m2, được xây dựng lần đầu vào năm 1946. Sau 2 lần trùng tu, chùa Giác Ngộ gồm 2 toà: tăng xá và chánh điện.
Công trình chùa Giác Ngộ hiện nay gồm 1 tầng hầm để xe và 7 tầng lầu, tổng diện tích xây dựng là 3.476m2. Chánh điện của chùa gồm 2 tầng, tầng 1 rộng 412m2 và tầng lửng tầng 2 gồm 300m có thể chứa cùng lúc khoảng 700 người. Tầng 3 là thiền đường. Tầng 4 là thư viện. Các tầng còn lại phục vụ các hoạt động giáo dục Phật giáo và thờ cúng các vị Phật khác. Bên cạnh ngôi nhà 7 tầng nói trên, phía sau còn có dãy nhà sư và từ bên trái nhìn từ ngoài vào là dãy nhà thờ xương cốt của các phật tử đã khuất.
Kiến trúc chùa ở Sài Gòn này thể hiện bản sắc văn hoá Việt Nam. Dù mang đậm nét văn hoá Phật giáo thời Lý song thiết kế chùa Giác Ngộ vẫn rất hiện đại, độc đáo, hướng đến sử dụng triệt để các tiện ích nhằm phục vụ việc tu học.
Địa chỉ: 92 Nguyễn Chí Thanh, Phường 3, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

10 ngôi chùa mà bạn muốn ghé thăm để cầu an yên khi đến Sài Gòn vào năm 2024

Chùa Việt Nam Quốc Tự

Việt Nam Quốc Tự là một ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo, cao bảy tầng, trang trí bằng nhiều tượng Phật và vật phẩm tôn giáo đầy màu sắc. Được xây dựng vào năm 1963, ngôi chùa đẹp ở Sài Gòn này do Hòa thượng Thích Tâm Giác – viện trưởng Viện Hóa Đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất khai sơn.
Kiến trúc độc đáo của ngôi chùa khiến ai đến đây cũng phải ngỡ ngàng. Đến chùa, bạn sẽ thấy sự hài hòa trong phong cách kiến trúc: vừa hiện đại lấp lánh bên ngoài xen lẫn bên trong là những nét truyền thống cổ xưa. Mái hiên chùa mùa vàng, được làm hoàn toàn bởi đá tự nhiên. Ngôi chùa có không gian rộng rãi, thoáng mát, yên tĩnh, thích hợp cho việc tham quan, chiêm bái và thiền định. Việt Nam Quốc Tự là một biểu tượng của Phật giáo Việt Nam và là một di sản văn hóa quý giá của đất nước.
Địa chỉ: 244 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

10 ngôi chùa mà bạn muốn ghé thăm để cầu an yên khi đến Sài Gòn vào năm 2024

Chùa Bà Ấn

Đền bà Mariamman hay còn thường được biết tới với tên gọi chùa Bà Ấn nằm ở ngay giữa lòng Sài Gòn. Với phong cách kiến trúc độc đáo của HinDu giáo. Ngôi chùa Ấn Độ này thực chất là một ngôi đền Hindu giáo của người gốc Ấn, có thờ một vị thần tên là Mariamman. Tương truyền nữ thần Mariamman mang lại mùa màng bội thu, đất đai màu mỡ tươi tốt cho người dân, người Ấn Độ cho rằng bà cũng đem lại sự hạnh phúc.
Cấu trúc chùa ở Sài Gòn này gồm 3 không gian chính: chính điện thờ thần Mariamman và người thân của bà, 2 bên có 2 hộ thần là Pechiamman (bên phải) và Maduraiveeran (bên trái).
Địa chỉ: 47 Trương Định, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

10 ngôi chùa mà bạn muốn ghé thăm để cầu an yên khi đến Sài Gòn vào năm 2024
© Bản quyền tuyên bố

Bài liên quan

Chưa có bình luận

Chưa có bình luận...