Một bộ phim thời trang kết hợp giữa tình yêu, thù ghét và tâm lý hài – The Dressmaker(Thợ May Báo Thù)

Phim4 tuần trước đăng emma
41 0

Tóm tắt

Chỉ cần một lần tình cờ nhìn thoáng qua, chắc chắn thị giác của bạn sẽ hoàn toàn bị lôi cuốn bởi vẻ đẹp hoàn mỹ và lộng lẫy đến nao lòng của bộ phim “The Dressmaker” (Thợ may báo thù), được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Rosalie Ham. Để rồi từ đó, dõi theo “bước chân” của cô thợ may Myrtle “Tilly” Dunnage (do nữ diễn viên đoạt giải Oscar, Kate Winslet thủ vai), trở về thị trấn nhỏ Dungatar hoang vu, nằm ở miền quê xa xôi nước Australia, vào những năm 1950 để chăm sóc người mẹ đau yếu của mình, đồng thời vén màn bí mật cho nỗi oan khuất bị buộc tội cố sát bạn học phải gánh chịu từ năm 10 tuổi, khiến cô bị trục xuất khỏi quê hương suốt hơn 20 năm. Chuyến hồi hương của Tilly đã làm xáo trộn cuộc sống nơi đây, họ vừa khinh miệt, đối xử bất công nhưng lại bị mê hoặc bởi những thiết kế haute couture cao cấp, sang trọng quá đỗi quyến rũ của cô. Bộ phim không chỉ mang đến cảm giác mãn nhãn như trong một buổi trình diễn thời trang đỉnh cao, mà việc chứng khiến cái giá phải trả cho sự tham lam, độc ác vô cùng hèn hạ cùng bản chất đố kị nhỏ nhen tồn tại trong con người họ đã bị Tilly đã vạch trần một cách thành công qua đôi bàn tay vàng với những bộ trang phục tuyệt vời đã làm hài lòng tất cả khán giả thưởng thức tác phẩm.

Một bộ phim thời trang kết hợp giữa tình yêu, thù ghét và tâm lý hài - The Dressmaker(Thợ May Báo Thù) Một bộ phim thời trang kết hợp giữa tình yêu, thù ghét và tâm lý hài - The Dressmaker(Thợ May Báo Thù)

3 điểm nổi bật của bộ phim

1. Nữ chính và mẹ

Tình mẫu tử giữa Tilly và Molly Dunnage hiển nhiên là yếu tố chính yếu và được khắc họa đậm nét trong toàn bộ tất cả mạch dẫn của bô phim. Mọi quyết định và hành động của Tilly đều là vì người mẹ bị chia cách từ khi còn nhỏ của mình. Molly phải chịu sự xa cách với con gái mình trong suốt 25 năm. Ngày đoàn tụ của cả hai, Tilly thành đạt và quyết đoán trong khi Molly lại quẫn trí và nghèo khổ. Cứ tưởng rằng Tilly sẽ luôn là người nâng đỡ và cưu mang người mẹ già đơn côi, nhưng bàn cân dần xoay chuyển để rồi chính những tổn thương, mất mát và tủi nhục mà Tilly tìm thấy khi quay trở về Dungatar đã được Molly xoa dịu và dẫn lối. Là một người mẹ cũng chịu nhiều mất mát, tổn thất và đau thương, Molly đã phần nào giúp Tilly nhận ra những bài học đắt giá về niềm tin, về nghị lực, về con người và cả về tình thân. Tilly lúc trở về Dungatar với nhiều sự mơ hồ, hoài nghi về cuộc sống, về chính bản thân mình nhưng khi rời khỏi đó với hành trang mới là một tinh thần kiên định, sáng tỏ và mạnh mẽ hơn bao giờ hết, phần lớn là nhờ vào tâm sức của người mẹ.
Nữ diễn viên gạo cội Judy Davis hóa thân thần sầu thành Molly Dunnage với ánh nhìn tưởng chừng như điên dại nhưng lại đầy cương nghị và thông suốt. Tạo hình nhân vật chỉ góp một phần trong việc khắc họa nhân vật Molly chân thực, cốt yếu vẫn là khả năng và kinh nghiệm diễn xuất của Davis. Đây là một nhân vật rất khó để có thể lột tả được trọn vẹn, nhất là khi phải đóng cặp cùng với nữ diễn viên tài sắc Kate Winslet. Ngay từ những phút đầu, sự kết nối tinh thần, tương tác và lan truyền cảm xúc giữa hai nữ diễn viên vô cùng tự nhiên và đầy thuyết phục sẽ khiến cho khán giả cảm nhận được sự rung động và nhiều xúc cảm lắng đọng khi dõi theo diễn tiến của bộ phim.

Một bộ phim thời trang kết hợp giữa tình yêu, thù ghét và tâm lý hài - The Dressmaker(Thợ May Báo Thù)

2. Nữ chính và nam chính

Mối tình vừa chớm nở nhưng sớm tàn giữa Tilly và Teddy cũng là một điểm sáng khác của bộ phim. Một chàng trai tử tế, với trái tim nồng hậu, ngay thẳng đã sớm khiến cho một Tilly lòng đầy những hoài nghi, bất an và định kiến phải cảm thấy xiêu lòng. Tuy rằng họ không mãi được ở bên nhau và sự chia ly của Teddy và Tilly như một cú sốc tới khán giả, nhưng sự lãng mạn và niềm hạnh phúc ngắn ngủi đó ở mạch giữa của bộ phim quả thực là giai đoạn thăng hoa nhất trong toàn bộ diễn tiến của câu chuyện. Ở đó tình yêu thắp lên hy vọng, nhân tri và cả mơ mộng cho những người đang yêu, đàn áp tất cả mọi sự thù địch, mưu toan của những kẻ khác; chính xác là giống với những gì mà Molly Dunnage đã nói “Teddy đã ra đi trong nỗ lực để chứng tỏ rằng tình yêu của cậu ta mạnh mẽ hơn tất cả sự thù ghét của những kẻ khác”.
Liam Hemsworth đảm nhận vai diễn Teddy khá tròn trịa. Sánh vai cùng Kate Winslet nhưng Liam không hề bị lép vế kỹ năng diễn xuất mà còn bắt trọn sự thu hút trong một vài cảnh quay. Cảnh anh chàng cởi đồ chỉ chừa lại một chiếc quần boxer trắng trên người là một cảnh quay đắt giá thật sự. Chẳng thế mà ngay trong trailer của bộ phim đã đưa cảnh quay này vào để câu dẫn khán giả thành công, trong đó có Rose. Liam sẽ luôn hợp với những vai nam chính kiểu như Teddy McSwiney: tử tế, chân thành, hiền lành, chất phát và chính nghĩa.

Một bộ phim thời trang kết hợp giữa tình yêu, thù ghét và tâm lý hài - The Dressmaker(Thợ May Báo Thù)

3. Trang phục của nữ chính

Những bộ trang phục thiết kế trong phim vô cùng mãn nhãn và xứng tầm Haute Couture. Nếu mà Rose từng hết lời ngợi khen chiếc đầm màu xanh bằng lụa của Cecilia Tallis trong Atonement là một trong những mẫu thiết kế mang đậm tính biểu tượng của nền điện ảnh thế giới, thì The Dressmaker cũng không hề kém cạnh với rất nhiều những mẫu thiết kế đẹp đến xiêu lòng.

Một bộ phim thời trang kết hợp giữa tình yêu, thù ghét và tâm lý hài - The Dressmaker(Thợ May Báo Thù) Một bộ phim thời trang kết hợp giữa tình yêu, thù ghét và tâm lý hài - The Dressmaker(Thợ May Báo Thù)

 

Đánh giá phim

Phim rất hay, không phải về chiều sâu mà theo một cách mới mẻ, đầy vui nhộn và tình cảm sâu sắc, như một người phụ nữ trưởng thành chợt bộc lộ sự ngây thơ, trong sáng của tuổi thơ.
Bộ phim được kể dưới dạng hồi tưởng. Cảnh mở đầu cho thấy nhà thiết kế thời trang đầy màu sắc và thợ may cao cấp người Paris trở về nhà trong bộ quần áo đẹp. Em như ngọn lửa nhảy múa, nheo mắt nhìn xuống bãi cát vàng quê hương. Khi quay lại, cô ấy muốn trả thù. Cô ấy muốn đối phó với những người đã nhổ vào cô ấy và đóng khung cô ấy từng người một.
Bộ phim luôn là câu chuyện tương tác giữa sự giễu cợt và cảm xúc chân thật, hơi giống một bộ phim hài. Nhiều khi bị cười nhạo hoặc chế nhạo nhưng bỗng nhiên lòng trống rỗng và mềm mại, những cảm xúc chân thành như bị điện giật. Đối với người mẹ điên, đối với người yêu thuở thơ ấu trìu mến, đối với đủ loại người đạo đức giả và độc ác, yêu ghét thỉnh thoảng lại nổi lên, xuyên thấu trái tim. Tuy nhiên, dù cuộc gặp gỡ có buồn đến đâu, nữ chính cũng chỉ nhanh chóng tiêu hóa cảm xúc của mình. Hãy nhẹ nhàng, sang trọng và kiêu hãnh, quên đi mọi sự phản bội của cuộc đời, rũ bỏ mái tóc dài và vứt bỏ nỗi buồn.
Bộ phim này kết hợp các yếu tố hài, kinh dị, hồi hộp, kinh dị và trả thù, đồng thời tất cả các khía cạnh xấu xa của các nhân vật đều được thể hiện, bao gồm giết người, ngoại tình, kiểm soát quái vật và điên loạn, v.v. Dù tốt hay xấu thì phong cách phóng đại, phóng khoáng của phim cũng khiến khán giả bật cười khi xem.
Ngoại thất của bộ phim cũng rất có kết cấu. Thiết kế trang phục chắc chắn là một điểm nhấn. Những thiết kế táo bạo và tươi sáng trên trang phục của nữ chính tương phản rõ rệt với tông màu lỗi thời và u ám của thị trấn.

Một bộ phim thời trang kết hợp giữa tình yêu, thù ghét và tâm lý hài - The Dressmaker(Thợ May Báo Thù)
© Bản quyền tuyên bố

Bài liên quan

Chưa có bình luận

Chưa có bình luận...